Search

Mẫu giáo nhỡ A

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Phát triển vận động

1.1. Thực hiện được các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp

Mục tiêu 1: Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập thể dục theo hiệu lệnh

 

- Hô hấp: Hít vào, thở ra

- Tay:

+ Đưa 2 tay lên cao

+ Đưa 2 tay ra phía trước

+ Đưa tay sang 2 bên.

+ Co và duỗi tay

+ Đưa lên cao (hoặc ra trước mặt) kết hợp vỗ 2 tay vào nhau.

- Lưng, bụng, lườn:

+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.

+ Quay sang trái, sang phải.

+ Nghiêng người sang trái, sang phải.

- Chân:

+ Nhún chân

+ Ngồi xổm, đứng lên

+ Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.

- Bật tại chỗ, bật đổi hướng

1.2. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động

Mục tiêu 2: Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động

- Bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.

- Đi bằng gót chân, đi khụy gối.

- Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m.

- Trèo, lên xuống 5 gióng thang

Mục tiêu 3: Kiểm soát được vận động

 

- Đi/ chạy thay đổi hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn (4 – 5 vật chuẩn đặt dích dắc).

- Chạy chậm 60 – 80m.

Mục tiêu 4: Phối hợp tay – mắt trong vận động.

- Tung bóng lên cao và bắt.

- Tung bắt bóng với người đối diện (3m)

- Ném trúng đích đứng (xa 1,5m x cao 1,2m).

- Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay (xa 2m).

- Tự đập và bắt bóng tại chỗ

Mục tiêu 5: Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện vận động

 

- Chạy liên tục theo hướng thẳng (15m trong 10 giây).

- Bò bằng bàn tay và bàn chân 3 – 4m.

- Bò dích dắc qua 5 điểm.

- Bò qua cổng, ống dài (1,2m x 0,6m).

- Trườn theo hướng thẳng.

- Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.

- Bò trong đường dích dắc (3 – 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m).

- Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.

- Chuyền bóng qua đầu, qua chân.

- Bật liên tục về phía trước

- Bật xa 35 – 40m.

- Bật – nhảy từ trên cao xuống (cao 30 – 35cm)

- Bật tách, khép chân qua 5 ô

- Bật qua vật cản cao 10 – 15cm

- Nhảy lò cò 3m.

1.3. Thực hiện phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt

Mục tiêu 6: Thực hiện được các vận động của bàn tay, ngón tay, cổ tay, phối hợp tay – mắt.

- Cuộn – xoay tròn cổ tay. Gập – mở các ngón tay.

- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay (Vo, xoáy, vặn, gắn, nối, vê, véo...)

- Gập giấy

- Lắp ghép hình (10 – 12 khối)

- Xé, cắt đường thẳng

- Tô, vẽ hình

- Cài, cởi cúc

- Xâu, tết sợi đôi

- Buộc dây

2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

2.1. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

Mục tiêu 7: Nhận biết một số thực phẩm cùng nhóm

- Một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng)

Mục tiêu 8: Nói được tên 1 số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản.

- Dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn

Mục tiêu 9: Biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ dinh dưỡng.

- Các bữa ăn trong ngày và lợi ích của việc ăn uống đủ chất, đủ lượng.

- Sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật

2.2. Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

Mục tiêu 10: Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở

* Một số việc tự phục vụ sinh hoạt:

- Tập làm nội trợ

- Xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.

- Đánh răng, lau mặt

- Rửa tay bằng xà phòng

- Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn.

2.3. Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống và giữ gìn sức khỏe

Mục tiêu 11: Có một số hành vi tốt trong ăn uống

* Một số hành vi tốt trong ăn uống:

- Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ.

- Ăn nhiều loại thức ăn

- Uống nước đun sôi để nguội

Mục tiêu 12: Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở.  

* Một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:

- Lao động, trực nhật vệ sinh lớp học

- Vệ sinh răng miệng

- Lựa chọn trang phục phù hợp thời tiết

- Nói với người lớn khi bị đau bệnh

- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Bỏ rác đúng nơi quy định

2.4. Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh

Mục tiêu 13: Nhận ra bàn là, bếp đang đun, vật sắc nhọn... là nguy hiểm, không đến gần, không nghịch.

- Tránh xa những hành động có thể gây nguy hiểm (nghịch vật sắc, nhịn), những vật dụng nguy hiểm.

Mục tiêu 14: Nhận ra những nơi nguy hiểm, không được chơi gần (ao, hồ, sông, bể chứa nước...).

- Tránh xa những nơi không an toàn, nguy hiểm.

Mục tiêu 15: Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở.

* Một số hành động nguy hiểm và cần phòng tránh khi được nhắc nhở:

- Cười đùa trong khi ăn, uống hoặc các loại quả có hạt.

- Ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn lạ.

- Tự ý uống thuốc, nước uống có chất kích thích.

- Tự ý đi ra khỏi trường khi không được phép.

Mục tiêu 16: Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ

* Một số trường hợp nguy hiểm và cần gọi người giúp đỡ:

- Trường hợp khẩn cấp: Cháy, ngã chảy máu, tai nạn...

- Gọi người giúp đỡ khi bị lạc.

II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

1.1. Xem xét, tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng

Mục tiêu 17: Quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo (Đặt câu hỏi “vì sao?”).

* Các câu hỏi liên quan đến sự thay đổi của sự vậy, hiện tượng xung quanh:

- Các bộ phận cơ thể người

- Đồ vật

- Phương tiện giao thông

- Động vật

- Thực vật

- Một số hiện tượng tự nhiên

Mục tiêu 18: Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.

- Kết hợp các giác quan để: sờ, nhìn, ngửi, nếm, nghe...

Mục tiêu 19: Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán.

* Một số thử nghiệm:

- Pha màu nước; Thí nghiệm với sữa tươi; Làm trứng màu; Thổi bong bóng bằng chai; Trứng nổi – Trứng chìm; Rau đổi màu; Dung dịch chia tầng; Phân biệt trứng sống – Trứng chín; Chất nào hòa tan trong nước?

- Bút chì xuyên túi nước; Que nhọn xuyên bóng bay; Bóng bay không cháy khi đốt; Giấy được tô màu sáp không ướt khi gặp nước; Chất lỏng nào chảy nhanh hơn?; Mực vô hình; Đá lạnh chìm hay nổi trong nước?; Vì sao xốp nổi trên nước? Chất nào hòa tan trong nước?

Mục tiêu 20: Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau (xem sách, tranh ảnh, nhận xét, trò chuyện...).

- Quan sát

- Xem tranh ảnh/ video

- Phán đoán, suy luận

- Nhận xét, trò chuyện

Mục tiêu 21: Phân loại các đối tượng theo 1 hoặc 2 dấu hiệu

- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1 – 2 dấu hiệu

 

- Phân loại PTGT theo 1 – 2 dấu hiệu.

 

- Phân loại động vật theo 1 – 2 dấu hiệu.

 

- Phân loại thực vật theo 1 – 2 dấu hiệu.

1.2. Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết các vấn đề đơn giản

Mục tiêu 22: Nhận xét được một số quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi

- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo và cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

 

- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật và môi trường sống.

- Cách chăm sóc một số con vật.

 

- Mối liên hệ đơn giản giữa cây cối và môi trường sống.

- Cách chăm sóc một số cây cối

Mục tiêu 23: Sử dụng cách thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản.

- Phán đoán, suy luận

- Thử nghiệm

- Thực hành

1.3. Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau

Mục tiêu 24: Nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng quan sát

- Chức năng của giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể

 

- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

- So sánh sự giống và khác nhau của 2 – 3 đồ dùng, đồ chơi

 

- Đặc điểm, công dụng của 1 số phương tiện giao thông.

- So sánh sự giống và khác nhau của 2 – 3 PTGT

 

- Đặc điểm bên ngoài của con vật gần gũi

- So sánh sự giống và khác nhau của 2 con vật

- Ích lợi và tác hại của 1 số con vật đối với con người

 

- Đặc điểm bên ngoài của cây, hoa, quả gần gũi

- So sánh sự giống và khác nhau của 2 loại thực vật.

- Ích lợi và tác hại của 1 số thực vật đối với con người.

 

* Một số hiện tượng tự nhiên:

- Nước:

+ Các nguồn nước trong môi trường sống

+ Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối.

+ Một số đặc điểm, tính chất của nước

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ.

- Thời tiết, mùa: Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến hoạt động của con người.

- Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng: Sự khác nhau giữa ngày và đêm.

- Không khí: Đặc điểm, tính chất và sự cần thiết của không khí đối với cuộc sống.

- Ánh sáng: Các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nói đối với cuộc sống.

- Đất đá, cát, sỏi: Một vài đặc điểm, tính chất của đất đá, cát, sỏi.

Mục tiêu 25: Thể hiện sự hiểu biết về đối tượng qua nhiều hoạt động (chơi, âm nhạc, tạo hình...)

- Trò chuyện, nêu ý kiến, nhận xét, tạo sơ đồ, tạo ký hiệu riêng về các đối tượng khi tham gia các hoạt động

2. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

2.1. Nhận biết số đếm, số lượng

Mục tiêu 26: Quan tâm đến chữ số, số lượng

- Đếm các vật xung quanh

Mục tiêu 27: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10

- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10

Mục tiêu 28: So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.

- So sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10

Mục tiêu 29: Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả

- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 5

Mục tiêu 30: Tách 1 nhóm đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn.

- Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 5 thành các nhóm nhỏ hơn.

Mục tiêu 31: Sử dụng các số từ 1 – 5 để chỉ số lượng, số thứ tự

- Số lượng, số thứ tự từ 1 – 5.

Mục tiêu 32: Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

- Ý nghĩa của số đếm, số nhà, biển số xe, số thứ tự...

2.2. Sắp xếp theo quy tắc

Mục tiêu 33: Xếp tương ứng 1 - 1, ghép đôi; Nhận ra quy tắc sắp xếp của ít nhất 3 đối tượng và sao chép lại

- Xếp tương ứng 1 – 1, ghép đôi.

- So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sao chép, sắp xếp theo quy tắc (của ít nhất 3 đối tượng).

2.3. So sánh 2 đối tượng

Mục tiêu 34: Sử dụng được dụng cụ để đo dộ dài, đo dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả, so sánh.

- Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo.

- Đo dung tích bằng một đơn vị đo

2.4. Nhận biết hình dạng

Mục tiêu 35: Chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa 2 hình (tròn và tam giác, vuông và chữ nhật).

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

Mục tiêu 36: Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra hình đơn giản

- Chắp ghép các hình hình học để tạo thành hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

2.5. Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian

Mục tiêu 37: Sử dụng lời nói, hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác.

- Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (trước – sau; trên – dưới; phải – trái).

Mục tiêu 38: Mô tả sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày.

- Nhận biết các buổi: Sáng, trưa, chiều, tối.

3. Khám phá xã hội

3.1. Nhận biết bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng

Mục tiêu 39: Nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân mình khi được hỏi, trò chuyện.

* Bản thân của bé:

- Họ và tên

- Tuổi, giới tính của bé

- Đặc điểm bên ngoài của bản thân

- Sở thích của bé

Mục tiêu 40: Nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình.

* Thành viên trong gia đình của bé:

- Họ, tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.

- Công việc của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.

Mục tiêu 41: Nói địa chỉ gia đình mình (số nhà, đường phố thôn, xóm) khi được hỏi, trò chuyện.

* Gia đình của bé:

- Số nhà, đường, thành phố, tỉnh.

- Nhu cầu của gia đình

Mục tiêu 42: Nói tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện.

* Trường mầm non: Tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường

Mục tiêu 43: Nói tên và một vài đặc điểm của bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.

* Trường mầm non:

- Tên, địa chỉ trường – lớp.

- Họ tên và một vài đặc điểm của bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện.

- Hoạt động ở trường mầm non

3.2. Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương

Mục tiêu 44: Kể tên, công cụ, sản phẩm ích lợi... của một số nghề khi được hỏi, trò chuyện.

* Nghề nghiệp:

- Tên gọi, công cụ, sản phẩm của một số nghề phổ biến trong xã hội.

- Các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.

3.3. Nhận biết 1 số lễ hội và danh lam, thắng cảnh

Mục tiêu 45: Kể tên và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội.

- Tên và đặc điểm một số ngày lễ hội: Ngày tết Trung thu, ngày PNVN 20/10, ngày nhà giáo VN 20/11, ngày quân đội NDVN 22/12, ngày tết Nguyên đán, ngày Quốc tế PN 8/3, tổng kết năm học.

Mục tiêu 46: Kể tên và nêu một vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương

- Đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương: Biển, tháp bà Ponaga, Hòn Chồng.

- Một số sự kiện văn hóa của quê hương: Festival biển.

III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Nghe hiểu lời nói

Mục tiêu 47: Thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp.

- 2, 3 yêu cầu liên tiếp hàng ngày

Mục tiêu 48: Hiểu nghĩa từ khái quát (rau, quả, con vật, đồ gỗ...)

- Từ khái quát theo chủ điểm

Mục tiêu 49: Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại

- Các câu câu đơn, câu mở rộng, câu phức trong hoạt động hàng ngày.

- Nghe đọc thơ, truyện, đồng dao, ca dao…

2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày

Mục tiêu 50: Nói rõ để người nghe có thể hiểu được.

- Nói rõ các tiếng, các câu

- Các tiếng chứa các âm khó

Mục tiêu 51: Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm...

- Giao tiếp hàng ngày, tham gia các hoạt động.

- Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh...

Mục tiêu 52: Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.

- Trả lời và đặt câu hỏi: “Ai?”; “Cái gì?”; “Ở đâu?”; “Khi nào?”

- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.

Mục tiêu 53: Kể lại sự việc theo trình tự

- Sự việc có nhiều tình tiết.

Mục tiêu 54: Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao...

- Các bài thơ, câu chuyện, đồng dao... theo chủ điểm.

Mục tiêu 55: Kể chuyện có mở đầu, kết thúc.

- Kể lại chuyện đã được nghe

Mục tiêu 56: Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.

- Đóng kịch

Mục tiêu 57: Sử dụng các từ “Mời cô”; “Mời bạn”; “Cảm ơn”; “Xin lỗi”.. trong giao tiếp.

- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép

Mục tiêu 58: Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở.

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

3. Làm quen với việc đọc - viết

 

Mục tiêu 59: Chọn sách để xem

- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau

Mục tiêu 60: Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh.

- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ

Mục tiêu 61: Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem ảnh. “Đọc” sách theo tranh minh họa (“Đọc vẹt).

- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện và gọi tên nhân vật trong tranh.

- Làm quen với cách đọc tiếng Việt

+ Hướng đọc: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.

+ Đọc ngắt nghỉ sau các dấu.

- Phân biệt phần mở đầu và kết thúc của sách.

Mục tiêu 62: Nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm...

- Một số ký hiệu thông thường: Lối ra, nhà vệ sinh, nguy hiểm...

Mục tiêu 63: Sử dụng ký hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng…

- Nhận dạng 1 số chữ cái

- Tập tô, tập đồ các nét chữ

- Làm quen với cách viết tiếng Việt: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.

Mục tiêu 64: Trẻ biết giữ gìn sách

- Giữ gìn, bảo vệ sách.

IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Thể hiện ý thức về bản thân

Mục tiêu 65: Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân; Tên bố, mẹ.

- Tên tuổi, giới tính của bản thân

- Tên, tuổi của bố mẹ

Mục tiêu 66: Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé có thể làm được.

- Sở thích, khả năng của bản thân.

2. Thể hiện sự tự lực, tự tin

Mục tiêu 67: Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích

- Một số đồ chơi bé thích

- Một số trò chơi theo ý thích

Mục tiêu 68: Cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi).

- Thực hiện công việc được giao hàng ngày

3. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

Mục tiêu 69: Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, tranh ảnh...

- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, tranh ảnh...

Mục tiêu 70: Biểu lộ một số cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên).

- Biểu lộ một số cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua chử chỉ, giọng nói và qua các hoạt động.

Mục tiêu 71: Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ.

- Tranh ảnh/ tư liệu về Bác Hồ, lăng Bác Hồ

Mục tiêu 72: Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.

- Thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ qua các hoạt động: Hát, đọc thơ, nghe kể chuyện về Bác Hồ.

 

Mục tiêu 73: Biết 1 vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.

Quan tâm đến lễ hội, di tích lịch sử, cảnh đẹp của quê hương đất nước

4. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội

Mục tiêu 74: Thực hiện một số quy định ở lớp, ở gia đình và nơi công cộng: Không làm ồn, biết dọn dẹp đồ dung và đồ chơi…

- Một số quy định ở gia đình, trường lớp và nơi công cộng (Để đồ dùng đúng chỗ; sau khi chơi xếp cất đồ chơi, đi bên phải lề đường…)

Mục tiêu 75: Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với những người thân và bạn bè

- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.

- Quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Mục tiêu 76: Biết nói cảm ơn, xin lỗi và chào hỏi lễ phép.

- Sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép

Mục tiêu 77: Chú ý khi cô, bạn nói.

- Lắng nghe ý kiến của người khác

Mục tiêu 78: Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở

- Chờ đến lượt, hợp tác

Mục tiêu 79: Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật...)

- Trao đổi, thỏa thuận với bạn khi thực hiện hoạt động chung.

Mục tiêu 80: Nhận biết hành vi đúng - sai, tốt - xấu

- Nhận biết hành vi đúng - sai, tốt - xấu

5. Quan tâm đến môi trường

Mục tiêu 81: Quan tâm đến môi trường

- Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc

- Bỏ rác đúng nơi quy định

- Không bẻ cành, bứt hoa

- Tiết kiệm điện, nước

V. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật

Mục tiêu 82: Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng

- Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe các âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và cuộc sống.

Mục tiêu 83: Chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao…, thích nghe và kể câu chuyện.

- Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca)

Mục tiêu 84: Thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình.

- Bộc lộ cảm xúc, hành động phù hợp khi ngắm nhìn vẻ đẹp của các tác phẩm tạo hình

2. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình

2.1. Âm nhạc

Mục tiêu 85: Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ...

- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ...

Mục tiêu 86: Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vận động, vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa...).

- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức(vận động, vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa...).

- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.

2.2. Tạo hình

Mục tiêu 87: Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.

- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.

Mục tiêu 88: Vẽ phối hợp các nét (thẳng, xiên, ngang, cong tròn...) tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.

- Sử dụng các kỹ năng vẽ tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.

Mục tiêu 89: Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong..., xếp hình và tạo thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.

- Sử dụng kỹ năng xé, cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán tạo thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.

- Xếp hình tạo thành sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau

Mục tiêu 90: Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.

- Sử dụng kỹ năng nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.

Mục tiêu 91: Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.

- Nhận xét sản phẩm tạo hình

3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật

3.1. Âm nhạc

Mục tiêu 92: Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc.

- Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc

Mục tiêu 93: Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp, tiết tấu bài hát.

- Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp điệu bài hát.

3.2. Tạo hình

Mục tiêu 94: Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.

- Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích.

Mục tiêu 95: Đặt tên cho sản phẩm tạo hình

- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình

 

  • Ngày cập nhật: 24/07/2022
  • Ngày đăng: 24/07/2022
In nội dung

TRƯỜNG MẦM NON NGÔ THỜI NHIỆM

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC 4 - 5 TUỔI A

NĂM HỌC 2019 – 2020

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

I/ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Phát triển vận động

1.1 Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

 

- Hô hấp: hít vào, thở ra

- Tay:

+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay)

+ Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu)

- Lưng, bụng, lườn:

+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau

+ Quay sang trái, sang phải

+ Nghiêng người sang trái, sang phải

- Chân: + Nhún chân

+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ

+ Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối

1.2 Các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động

Mục tiêu 2: Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động

- Đi bằng gót chân                           - Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn                          

- Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m.                        - Đi khụy gối

- Đi bước dồn liên tục trên ghế thể dục

- Đi trên ghế thể dục bước qua chướng ngại vật

Mục tiêu 3: Trẻ biết kiểm soát được vận động

- Đi thay đổi theo hiệu lệnh

- Đi dích dắc (đổi hướng) theo 4 – 5 vật chuẩn...

- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong khoảng 10 giây

- Chạy chậm 60 – 80

Mục tiêu 4: Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động tung, bắt bóng với người khác, biết tự đập và bắt bóng

 

- Tung bóng lên cao và bắt bóng.

- Tung bóng với người đối diện bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3m)

- Tự đập bóng và bắt bóng tại chỗ 4 – 5 lần liên tiếp (đường kính bóng 18cm)

- Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân

- Ném xa và chạy nhặt bóng.     - Lăn bóng và di chuyển theo bóng

Mục tiêu 5: Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động ném xa, ném trúng đích nằm ngang, 1 tay, 2 tay

- Ném xa bằng bằng 1 hoặc 2 tay

- Ném trúng đích nằm ngang xa 2m bằng 1 tay

- Ném trúng đích đứng (xa 1,5m x cao 1,2m) bằng 1 tay

Mục tiêu 6: Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt trong vận động trườn, trèo nhanh nhẹn, khéo léo, linh hoạt, định hướng trong không gian

- Bò bằng bàn tay và bàn chân 3 – 4m

- Bò thấp chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m

- Bò dích dắc qua 5 điểm cách nhau 2m không chệch ra ngoài

- Trườn theo hướng thẳng

- Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm      - Trèo lên xuống 5 gióng thang

Mục tiêu 7: Trẻ biết phối hợp tay, chân khéo léo linh hoạt, bật rơi tiếp đất bằng các đầu ngón chân đến cả bàn chân nhẹ nhàng

- Bật liên tục về phía trước        - Bật dzích dzắc

- Bật xa 35 – 40cm.                    - Nhảy lò cò 3m

- Bật nhảy từ trên cao xuống (30 – 35cm)

- Bật tách chân khép chân qua 5 ô.

- Bật qua vật cản cao 10 – 15cm.

1.3 Các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ

Mục tiêu 8: Thực hiện được các vđộng: Xoay tròn cổ tay; Gập, đan ngón tay vào nhau

- Cuộn - xoay tròn cổ tay

- Gập mở các ngón tay

Mục tiêu 9: Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động

- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối…

- Gập giấy                                             - Lắp ghép hình

- Xé, cắt theo đường thẳng                   - Vẽ hình người, nhà, cây

- Tô màu                                               - Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây  

- Xây dựng, lắp ráp với 10 - 12 khối                    - Tết sợi đôi

2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

2.1 Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

Mục tiêu 10: Trẻ biết tên một số thực phẩm cùng nhóm

Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm trên tháp dinh dưỡng: (Thịt, cá, ...có nhiều chất đạm. Rau, quả chín có nhiều vitamin)

Mục tiêu 11: Trẻ biết được một số dạng chế biến của một số thực phẩm, món ăn

- Nhận biết một số dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...

Mục tiêu 12: Trẻ kể được tên một số món ăn trong bữa ăn hàng ngày và các mối liên quan đến sức khoẻ

- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).

- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.

1.2 Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

Mục tiêu 13: Trẻ có 1 số thói quen tốt trong việc giữ vệ sinh cơ thể

- Tập đánh răng, lau mặt                  - Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng

Mục tiêu 14: Trẻ biết sử dụng các đồ dùng

- Tự cầm chén, muỗng xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn

1.3 Giữ gìn sức khỏe và an toàn

Mục tiêu 15: Trẻ có một số hành vi tốt để giữ gìn sức khỏe

Tập luyện một số hành vi tốt về giữ gìn sức khỏe

+ Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn, nhai kỹ

+ Chấp nhận ăn rau                    + Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

+ Không uống nước lã

Mục tiêu 16: Trẻ nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh

- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh.

- Một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh phòng bệnh khi được nhắc nhở (Vệ sinh răng miệng; Đội mũ khi đi nắng, mặc ấm, mang tất khi trời lạnh; Đi giày dép khi đi học; Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt; Bỏ rác đúng nơi quy định; Đi vệ sinh đúng nơi quy định)

Mục tiêu 17: Trẻ biết lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết

- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.

- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.

Mục tiêu 18: Trẻ nhận biết được một số trường hợp khẩn cấp, không an toàn và biết gọi người giúp đỡ

- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người lớn giúp đỡ

- Một số trường hợp khẩn cấp: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu

- Khi đi lạc: nói tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân

Mục tiêu 19: Trẻ nbiết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, nơi không an toàn, vật dụng nguy hiểm đến tính mạng của mình

- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm (cười đùa trong khi ăn uống hoặc khi ăn các loại trái cây có hạt), những nơi không an toàn (ao hồ, bể chứa nước, giếng, bụi rậm), những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng (bàn là, bếp điện, phích nước nóng, các vật sắc nhọn)

II/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

1.1 Các bộ phận của cơ thể con người

Mục tiêu 20: Trẻ gọi đúng tên các giquan, các bộ phận khác của cơ thể và chức năng chúng

Tên, chức năng của các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.

1.2 Đồ vật

* Đồ dùng, đồ chơi

Mục tiêu 21: Trẻ nhận biết được một số đặc điểm, công dụng, chất liệu và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi

- Đặc điểm, công dụng, chất liệu và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 – 3 đồ dùng, đồ chơi

- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1 - 2 dấu hiệu.

* Phương tiện giao thong

Mục tiêu 22: Trẻ biết đặc điểm, công dụng của 1 số PTGT

- Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông

- Phân loại theo 1 - 2 dấu hiệu.

1.3 Động vật và thực vật

Mục tiêu 23: Trẻ biết được một số đặc điểm bên ngoài, ích lợi, tác hại và cách chăm sóc bảo vệ một số loại cây, hoa, quả

- Đặc điểm bên ngoài, ích lợi và tác hại của cây, hoa, quả.

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 cây, hoa, quả.

- Phân loại cây, hoa, quả, theo 1 - 2 dấu hiệu.

- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây với môi trường sống.                                   - Cách chăm sóc và bảo vệ cây.

Mục tiêu 24: Trẻ biết được một số đặc điểm, ích lợi, tác hại và quá trình phát triển, điều kiện sống và cách chăm sóc một số con vật

- Đặc điểm bên ngoài, ích lợi và tác hại của con vật.

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật.

- Phân loại con vật theo 1 - 2 dấu hiệu.

- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống.

- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật.

1.4 Một số hiện tượng tự nhiên

Mục tiêu 25: Trẻ nhận biết đặc điểm của một số hiện tượng thời tiết

Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người  

Mục tiêu 26: Trẻ nhận biết 1 số đặc điểm, tính chất, ích lợi của nước và cách bảo vệ nguồn nước

- Các nguồn nước trong môi trường sống.

- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.

- Một số đặc điểm, tính chất của nước.

- Ngnhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

Mục tiêu 27: Trẻ nhận biết đặc điểm, ích lợi của ngày, đêm, không khí, các nguồn ánh sáng

- Sự khác nhau giữa ngày và đêm

- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây.

Mục tiêu 28: Trẻ biết được 1 số đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi

- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.

2. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

2.1 Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm

Mục tiêu 29: Trẻ biết tạo nhóm, thêm bớt, tách gộp các chữ số trong phạm vi 5

- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.

- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.

- Gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả

- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn

Mục tiêu 30: Trẻ nhận biết được ý nghĩa của  các con số được sdụng trong csống hàng ngày.

- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe...).

2.2 Xếp tương ứng

Mục tiêu 31: Trẻ biết xếp tương ứng 1-1 và biết ghép đôi đtượng phù hợp với chủ điểm

- Xếp tương ứng 1-1 (ghép 1 đối tượng này với 1 đối tượng khác)

+ Xếp tương ứng 1-1 giữa 2 nhóm đối tượng gần giống

- Ghép đôi: đôi giày, đôi dép, đôi găng tay, đôi đũa

2.3 So sánh, sắp xếp theo quy tắc

Mục tiêu 32: Trẻ biết sắp xếp 1 số đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu

So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp của ít nhất 3 đối tượng và sắp xếp theo qui tắc.

2.4 Đo lường

Mục tiêu 33: Trẻ thực hiện được thao tác đo độ dài, đo dung tích bằng 1 đơn vị đo

- Đo độ dài của 2 đối tượng bằng một đơn vị đo, nói kết quả đo và so sánh

- Đo dung tích của 2 đối tượng bằng một đơn vị đo, nói kết quả đo và so sánh

2.5 Hình dạng

Mục tiêu 34: Trẻ so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình *0r

- So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

- Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản

Mục tiêu 35: Trẻ biết lắp ghép tạo ra 1 số hình bằng cách khác nhau

Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

2.6 Định hướng trong không gian và định hướng thời gian

Mục tiêu 36: Trẻ xđịnh đúng vị trí của đồ vật  so với bản thân trẻ, với bạn khác

- Xác định vị trí của đồ vật (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác

Mục tiêu 37: Trẻ nhận biết được các buổi: sáng, trưa, chiều, tối

Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều, tối

3. Khám phá xã hội

3.1 Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng

Mục tiêu 38:Trẻ biết họ tên, tuổi, gtính bản thân

Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.

Mục tiêu 39: Trẻ nói được họ, tên và công việc của bố mẹ, các thviên trong gđình khi được hỏi, trchuyện, xem ảnh về gđình

- Họ tên, công việc  của bố mẹ, những người thân trong gia đình và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình. 

- Địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm)

Mục tiêu 40: Trẻ biết tên và đchỉ của trường lớp MN, biết tên và công việc của các cô bác ở trường, biết tên và đđiểm của các bạn; các hđộng của trẻ ở trường

- Tên, địa chỉ của trường lớp. Tên và công việc của cô giáo và các cô bác ở trường.

- Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.

3.2 Một số nghề trong xã hội

Mục tiêu 41: Trẻ biết tên gọi, công cụ, sphẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương

- Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.

3.3 Danh lam thắng cảnh, các ngày lễ hội, sự kiện văn hóa

Mục tiêu 42: Trẻ nhận biết được 1 số đặc điểm nổi bật của 1 số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện VH của quê hương, đất nước

- Kể tên và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội

- Kể tên và nêu một vài cảnh đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương

III/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Nghe

Mục tiêu 43: Trẻ hiểu nghĩa các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm

Hiểu nghĩa các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm

Mục tiêu 44: Trẻ nghe, hiểu, làm theo được  2-3 yêu cầu

Hiểu và làm theo 2-3 yêu cầu liên tiếp

Mục tiêu 45: Trẻ nghe, hiểu ndung, sdụng được câu đơn, câu phức, câu mở rộng trong gtiếp hàng ngày

Nghe, hiểu nội dung các câu câu đơn, câu phức, câu mở rộng.

Mục tiêu 46: Trẻ nhận biết một số từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ... phù hợp với chủ điểm

- Hiểu nghĩa từ khái quát: 

+ Rau ăn lá, rau ăn củ, gia súc, gia cầm, ...)

+ Đồ dùng trong gia đình, đồ dùng để ăn, phương tiện giao thông đường bộ, PTGT đường sắt...., Ga tàu lửa, bến cảng, luật giao thông,

+ Danh lam thắng cảnh; khu du lịch......

Mục tiêu 47: Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại

- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi theo từng chủ điểm

- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi theo từng chủ điểm.

2. Nói

Mục tiêu 48: Trẻ đọc thuộc các bài thơ, đdao, ca dao, tục ngữ, hò vè.

- Đọc thơ, đồng dao, ca dao…

 

Mục tiêu 49: Trẻ phát âm đúng các tiếng có chứa các âm khó

- Phát âm các tiếng có chứa các phụ âm khó

 

Mục tiêu 50: Trẻ biết đặt câu hỏi và trả lời nội dung các câu hỏi

- Trả lời và đặt câu hỏi: “Ai?”; “Cái gì?”; “Ở đâu?”; “Để làm gì?”; “Khi nào?”

Mục tiêu 51: Trẻ sử dụng đúng các từ và có thái độ phù hợp trong các tình huống giao tiếp

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

- Sử dụng một số từ chào hỏi và từ biểu thị sự lễ phép phù hợp với tình huống

Mục tiêu 52: Trẻ biết sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày

- Nói rõ để người nghe có thể hiểu được. Sử dụng các từ như “Mời cô”, “Mời bạn”, “Cảm ơn”, “Xin lỗi” ... trong giao tiếp

- Các âm thanh, ngữ điệu giọng nói khác nhau. Độ to nhỏ, nhanh chậm của giọng nói, giọng đọc

- Giọng hiền lành, hung dữ, nóng giận, buồn thảm...

- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.

Mục tiêu 53: Trẻ biết kể lại truyện đã được nghe

- Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.

- Kể chuyện có mở đầu, kết thúc

- Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết

Mục tiêu 54: Trẻ biết thể hiện hành động, lời nói của các nhân vật trong truyện kể

- Đóng kịch.

- Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.

3. Làm quen với việc đọc - viết

Mục tiêu 55: Trẻ nhận ra một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống

Làm quen một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, cấm lửa …)

Mục tiêu 56: Trẻ nhận dạng 1 số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt

Nhận dạng một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Mục tiêu 57: Trẻ biết sao chép một số ký hiệu, chữ cái, chữ số, tên của mình

- Làm quen cách viết (hướng đọc, hướng viết).

- Tập tô, đồ các nét chữ

- Sao chép một số ký hiệu, chữ cái, chữ số, tên của mình.

- Biết dùng ký hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng… 

Mục tiêu 58: Trẻ thích thú với việc “đọc” sách tranh truyện

- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau

- Thể hiện sự thích thú với sách.

- Có một số hành vi như người đọc sách: cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “Đọc” sách theo tranh minh họa

- Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh

Mục tiêu 59: Trẻ biết cách “đọc” truyện

- Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách.

- Làm quen cách đọc (hướng đọc, cách đọc), cách cầm sách, giở sách.

- Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh

Mục tiêu 60: Trẻ biết và thích “đọc” truyện

- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ.

- “Đọc” theo truyện tranh đã biết

Mục tiêu 61: Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ sách

- Giữ gìn, bảo vệ sách.

IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Phát triển tình cảm

Mục tiêu 62: Trẻ có 1 số nhthức về bản thân

- Tên tuổi, giới tính của bản thân.

 - Sở thích, khả năng của bản thân.

Mục tiêu 63: Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc và biểu lộ cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh

- Biểu lộ trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ), tình cảm của bản thân phù hợp qua lời nói, cử chỉ; trò chơi, hát, vận động, vẽ, nặn, xếp hình

Mục tiêu 64: Trẻ biết Bác Hồ là ai và thể hiện được lòng kính yêu Bác

- Kính yêu Bác Hồ: nhận ra hình ảnh Bác Hồ; lăng Bác Hồ

- Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.

Mục tiêu 65: Trẻ biết thể hiện sự qtâm lễ hội, cảnh đẹp của QH - ĐN

- Quan tâm đến lễ hội, cảnh đẹp của quê hương đất nước: biết tên một vài cảnh đẹp, lễ hội

- Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp

2. Phát triển kỹ năng xã hội

Mục tiêu 66: Trẻ biết một số thông tin về gia đình, trường lớp của mình

- Tên bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại

- Tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên bạn bè

- Một số quy định ở gia đình, trường lớp (Để đồ dùng đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường…)

Mục tiêu 67: Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với những người thân và bạn bè

- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.

- Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích

- Yêu mến quan tâm đến người thân trong gia đình.

Mục tiêu 68: Trẻ có thói quen sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép

- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép

- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.

Mục tiêu 69: Trẻ hứng thú làm việc và cố gắng hoàn thành công việc được giao

- Thực hiện cviệc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi)

- Cố gắng hoàn thành công việc được giao

- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc

Mục tiêu 70: Trẻ thể hiện được sự htác với bạn, mọi người xquanh

- Chú ý nghe khi cô và bạn nói

- Trao đổi, thỏa thuận với các bạn để thực hiện nhiệm vụ chung

Mục tiêu 71: Trẻ biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở

- Chờ đến lượt khi được nhắc nhở

Mục tiêu 72: Trẻ có ý thức và sẵn sàng giúp đỡ người khác

- Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích

- Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi

- Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn

- Quan tâm, hợp tác, giúp đỡ bạn.

Mục tiêu 73: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh MT, tiết kiệm điện, nước

- Giữ gìn vệ sinh môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định

- Tiết kiệm điện, nước: không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng

Mục tiêu 74: Trẻ biết phân biệt những hành vi đúng - sai, tốt - xấu

- Phân biệt hành vi đúng - sai, tốt - xấu

- Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác.

Mục tiêu 75: Trẻ biết và thích thú chăm sóc con vật, cây cối

- Bảo vệ, chăm sóc cây cối.

- Bảo vệ, chăm sóc con vật

V. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật

Mục tiêu 76: Trẻ biết bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe các âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật

- Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng

- Chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện

- Thích thú, chỉ sờ, ngắm nhìn và sử dụng những từ gợi cảm nói lên cxúc của mình (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm TH

2. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình

2.1 Âm nhạc

Mục tiêu 77: Trẻ biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cxúc theo các bài hát, bản nhạc

Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca)

Mục tiêu 78: Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái tình cảm của các bài hát

Hát đúng giai điệu, lời ca, và thể hiện sắc thái, tình cảm của các bài hát trẻ em qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ.

Mục tiêu 79: Trẻ biết vđộng nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc

Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa)

Mục tiêu 80: Trẻ biết sử dụng các dcụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu

Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm).

2.2 Tạo hình

Mục tiêu 81: Trẻ biết phối hợp các ngvật liệu tạo hình để tạo ra sphẩm

Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu để tạo ra sản phẩm

Mục tiêu 82: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ, nặn, xé, cắt dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng, đường nét

- Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục

- Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong… và dán thành sản phẩm có màu sắc và bố cục

- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết

- Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau

Mục tiêu 83: Trẻ biết cách nhận xét các sphẩm tạo hình

Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét

3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật

3.1 Âm nhạc

Mục tiêu 84: Trẻ biết lựa chọn thể hiện các hthức vđộng theo nhạc

Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc

Mục tiêu 85: Trẻ biết lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát

Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát

2. Tạo hình

Mục tiêu 86: Trẻ biết tự chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích

Tự lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích

Mục tiêu 87: Trẻ biết nói lên ý tưởng tạo hình của mình

Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.

 

Mục tiêu 88: Trẻ biết đặt tên cho sphẩm tạo hình của mình

Đặt tên cho sản phẩm của mình.

 

 

  • Ngày cập nhật: 24/07/2022
  • Ngày đăng: 24/07/2022
In nội dung

KẾ HOẠCH TUẦN 1  ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

Từ ngày 06/5 - 10/5/2019

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Đón trẻ, TDS

Tên gọi, hình ảnh bản đồ đất nước Việt Nam.

Trang phục một số dân tộc, các vùng miền trên đất nước

TDS

Hoạt động hoc

Đi zic zắc theo 4-5 vật chuẩn

Cắt dán lá cờ

Sắp xếp theo quy tắc 1.1

Thơ: “Về quê”

Hát “Quê hương tươi đẹp”

Chơi ngoài trời

Bé làm sạch sân trường.

* TCVĐ: Xâu cờ vào dây. Ai nhảy cao hơn

- Chơi tựdo

QS bầu trời.

* TCVĐ:

- Đuổi bong.

- Ô ăn quan

- Chơi tự do.

Vẽ tự do trên sân

- Trò chơi: Rồng rắn, chồng nụ trồng hoa

- Chơi tự do

QS thời tiết

- Trò chơi:  Cướp cờ, nu na nu nống

- Chơi tự do

QS Cờ tổ quốc

- Trò chơi: Lộn cầu vồng, Kéo cưa lừa xẻ

- Chơi tự do

Chơi hoạt động ở các góc

* Góc phân vai:

- Nhóm du lịch dịch vụ: Người hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang.

- Bán vé xe đi du lịch, mũ nón, quần áo dày dép cho mùa hè, các loại nước giải khát...

* Góc xây dựng: Xây dựng tháp rùa, lắp ghép - xây Hồ Gươm.

* Góc học tập:

+ Ghép tranh các danh lam thắng cảnh của Quê hương- đất nước. Đọc thơ “Hoa quanh lăng bác”

+ Chơi đôminô về chữ số. Làm bài tập vở Toán số lượng 9.

* Góc thư viện:  Xem hình ảnh về  danh lam thắng cảnh của Việt Nam xem truyện tranh ảnh, bản đồ việt nam. Chơi đôminô số. Nối số tương ứng với số lượng

* Góc tạo hình:  Nặn sợi bánh phở, nặn bánh cốm, tô màu tranh về Hà Nội, làm tranh chủ đề đất nước Việt nam. Trang trí trang phục dân tộc

* Góc âm nhạc: - Nghe hát các bài hát làn điệu dân ca

Ăn – Ngủ

Trẻ thực hiện đúng giờ ăn, giấc ngủ  đúng thời gian quy định

Chơi hoạt động theo ý thích

Hướng dẫn trò chơi: Mũi tên chỉ đường

LQ bài hát: “Yêu Hà Nội”

Bé tập làm nội trợ: “Ép nước quả”

Đồng dao về món ngon Việt Nam

Vệ sinh lớp cùng cô

Trả trẻ

            Cháu tự chỉnh trang phục, thu dọn đồ dùng và chuẩn bị ra về

KẾ HOẠCH TUẦN 2  NHA TRANG QUÊ EM

Từ ngày 13/5/2019 đến ngày 17/5/2019

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Đón trẻ, TDS

Nơi trẻ sinh sống

Xem tranh về cảnh đẹp Nha TrangCác khu vui chơi nghỉ mát ở Khánh Hoà

TDS

Hoạt động hoc

Bật tách khép chân

Nha trang quê em

Hát “Bé yêu biển lắm”

Tô màu tranh biển đảo quê em.

 Kể chuyện: “Sự tích Hòn Chồng”.

Chơi ngoài trời

Bé làm sạch sân trường.

* TCVĐ: Xâu cờ vào dây. Ai nhảy cao hơn

- Chơi tựdo

QS bầu trời.

* TCVĐ:

- Đuổi bong.

- Ô ăn quan

- Chơi tự do.

Chơi với cát biển

* TCVĐ: Nhảy lướt sóng. Đong nước vào chai.

- Chơi tự do.

Xếp máy bay, thuyền.

* TCVĐ: Rồng rắn. Bánh xe quay.

- Chơi tự do.

Cơi với lá cây

* TCVĐ:

- Chuyền bóng.

- Kéo co.

- Chơi tự do.

Chơi hoạt động ở các góc

*Góc phân vai: Bán hàng lưu niệm – bán hàng hải sản, hàng mỹ nghệ - Đóng gói hàng xuất khẩu hải sản

*Góc xây dựng: Xây mô hình công viên cây xanh trên đường Trần Phú. Xây khách sạn

*Góc thư viện:- Xem tranh ảnh và trò chuyện về khu du lịch, đặc sản ở Khánh Hòa. Làm allbum ảnh về các món ăn đặc sản truyền thống của Nha Trang. Xem tranh ảnh về những vật dụng gây nguy hiểm như:  Không đứng gần nước nóng, không nghịch dao kéo, tránh vật sắc nhọn…

- Sắp xếp đối tượng: thuyền, ốc, sò theo qui luật.

*Góc nghệ thuật:- Làm tranh chung về Công viên nước, biển Nha Trang.

- Tô, vẽ, nặn, xé dán, cắt dán về các khu du lịch, khu vui chơi ở Nha Trang.

- Làm các đồ lưu niệm từ các nguyên vật liệu mở: mành ốc, sơn ốc…

Ăn – Ngủ

Trẻ thực hiện đúng giờ ăn, giấc ngủ  đúng thời gian quy định

Chơi hoạt động theo ý thích

Hướng dẫn “Đan lưới đánh cá”

Đếm số lượng  theo khả năng

 Chơi tại các góc

 LQ  bài hát “Phố biển Nha Trang”

Sắp xếp lau dọn vệ sinh

Trả trẻ

    Cháu tự chỉnh trang phục, thu dọn đồ dùng và chuẩn bị ra về

 

  • Ngày cập nhật: 24/07/2022
  • Ngày đăng: 24/07/2022
In nội dung

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1: HOA QUẢ MÙA XUÂN

(Thực hiện từ ngày 14/ 01/ 2019 đến ngày 18/ 01/ 2019)

Các HĐ

Thứ hai

14/01/2019

Thứ ba 15/01/2019

Thứ tư 16/01/2019

Thứ năm 17/01/2019

Thứ sáu 18/01/2019

Đón trẻ. Chơi

TDS

- Trò chuyện cùng với trẻ về những loại trái cây có nhiều trong mùa xuân

-Vận động cháu đem tranh ảnh, lịch về hoa quả

-Tập các đông tác thể dục sáng theo kế hoạch tuần 3

Hoạt động học

Bật liên tục vào các vòng

Thơ: mùa xuân

So sánh SL 2 nhóm đối tượng PV 5

Hát: hát bài em thêm 1 tuổi

Nặn 1 số loại quả

 

Chơi, hoạt động ở các  góc

- Góc xây dựng: Xây vườn hoa xuân

- Góc phân  vai: Chơi gia đình, bán hàng

- Góc tạo hình: Làm tranh chung cô và trẻ. Album chủ điểm   

- Góc âm nhạc: múa, hát các bài hát theo chủ điểm

- Góc học tập: Tạo nhóm hoa quả, làm bài tập toán. Xem tranh ảnh, thơ- truyện về chủ điểm

- Góc thiên nhiên:  Chăm sóc hoa, tưới cây, chơi với cát nước

Chơi ngoài trời

- TN vật chìm vật nổi

- TC: Cây nào quả ấy. Bóng bay

- Quan sát bầu trời

- TC: Về đúng vườn cây. Gieo hạt

- Vẽ dưới sàn theo ý thích

-TC: Chạy thay đổi hướng

Lá và gió

- QS sự phát triển cây đậu

- - TC: Cây nào quả ấy. Gieo hạt

- Đi dạo quanh trường

- TC: Lá và gió. Kéo co

- Chơi tự do với các đồ dùng, đồ chơi có trong sân trường và cô chuẩn bị sẵn

Ăn, ngủ

 

- Vệ sinh trước khi ăn, giới thiệu món ăn, động viên cháu ăn hết xuất

- Nhắc trẻ đi vệ sinh vào lớp ngủ đúng giờ, ngon giấc.

Chơi, HĐ theo ý thích

Hướng dẫn trò chơi mới “rồng rắn”

Xem video kỹ năng sống: Hãy bỏ rác đúng nơi

Bé TLNT:

Bầy đĩa quýt trang trí

Chơi ở các góc theo ý thích

Biểu diễn văn nghệ

 

Trả trẻ

- Dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về.

- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh tình hình hoạt động trong ngày của trẻ.

  KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2: TẾT, MÙA XUÂN

(Thực hiện từ ngày 21/ 01/ 2019 đến ngày 25/ 01/ 2019)

Các HĐ

Thứ hai

21/01/2019

Thứ ba 22/01/2019

Thứ tư 23/01/2019

Thứ năm 24/01/2019

Thứ sáu 25/01/2019

Đón trẻ. Chơi

TDS

- Trò chuyện về ngày tết dương lịch,tết Nguyên đán.

  • Các phong tục tâp quán trong ngày tết.Hoa quả ngày Tết

- Trò chuyện cùng cô, trẻ kể chuyện vui sau những ngày nghỉ đi chơi cùng bố mẹ.

Hoạt động học

Ném xa bằng 2 tay

Cắt dán dây xúc xích trang trí

Trò chuyện về Tết Nguyên Đán

Dạy hát bài Bánh chưng xanh

Sự tích bánh dày, bánh chưng

Chơi, hoạt động ở các  góc

- Góc xây dựng: Vườn hoa công viên ngày Tết

- Góc phân  vai: Chơi gia đình mẹ con, bán hàng.

- Góc tạo hình: Vẽ, xé dán, dán hoa mai, hoa đào , dán dây xúc xích, nặn hoa, làm album  hoa, quả cắt từ họa báo. Làm tranh chungtheo chủ đề.

- Làm bánh kẹo ngày tết, thiệp chúc tết, trang trí lớp.

- Góc học tập: Làm bài tập toán phạm vi 3,4,5, chơi lô tô, Chơi đôminô, chơi ghép số lượng tương ứng

- Góc sách: Xem tranh truyện.

- Góc thiên nhiên:  Chăm sóc hoa, tưới cây, chơi với cát nước

Chơi ngoài trời

-  Quan sát bầu trời

- TC: Kéo co. Chuyền bóng

 

- Vẽ dưới sàn theo ý thích

- TC: Về đúng vườn cây. Hái quả

- TN: Hoa giấy nở trong nước

- TC: Chuyền  quả

Lộn cầu vồng

- - Đi dạo vườn hoa

- - TC: Lá và gió. Kéo co

- QS đồ chơi ngoài trời

- TC: Cây nào quả ấy. Gieo hạt

- Chơi tự do với các đồ dùng, đồ chơi có trong sân trường và cô chuẩn bị sẵn

Ăn, ngủ

 

- Vệ sinh trước khi ăn, giới thiệu món ăn, động viên cháu ăn hết xuất

- Nhắc trẻ đi vệ sinh vào lớp ngủ đúng giờ, ngon giấc.

Chơi, HĐ theo ý thích

Hướng dẫn trò chơi dân gian “Oẳn tù tì”

Chơi ở các góc theo ý thích

 

Tập làm bánh từ bột lọc

LQ đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành”

Biểu diễn văn nghệ

 

Trả trẻ

- Dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ ra về.

- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh tình hình hoạt động trong ngày của trẻ.

 

  • Ngày cập nhật: 24/07/2022
  • Ngày đăng: 24/07/2022
In nội dung

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Trẻ nhớ tên bài hát “Chúc mừng sinh nhật”. Biết nội dung bài hát: chúc mùng sinh nhật thêm tuổi mới có nhiều niềm vui.

- Trẻ hát thuộc lời bài hát cùng cô, luyện tai nghe nhận được giọng hát của bạn mình

- Trẻ biết chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật.

II.CHUẨN BỊ

- Đàn organ, đồ che mắt

III.  TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG         

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Dạy hát “Chúc mừng sinh nhật”(10-12 phút)

- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài hát: chúc mừng sinh nhật nhạc nước ngoài lời việt

+ Cô hát lần 1 diễn cảm

* Cô nói nội dung bài hát: ngày sinh nhật được mọi người chúc mừng

* Tính chất bài hát : hát nhẹ nhàng thể hiiện sự vui tươi

+ Lần 2 hát kết hợp đệm đàn

- Dạy cháu hát

+ Cô bắt nhịp cả lớp hát cùng cô 2 lần

Gọi tổ, nhóm, cá nhân hát

+ Cả lớp hát lại 1 lần cô  đệm đàn

- Cô giáo dục trẻ

Hoạt động 2: Nghe hát “Thật đáng chê” dân ca Bắc bộ, lời mới Việt Anh(5-7 phút)

- Cô giới thiệu bài hát “Thật đáng chê” được chú Việt anh viết lời mới theo bài dân ca “Bắc kim thang”.

- Hát lần 1 diễn cảm

* Cô nói nội dung bài hát kết hợp giáo dục trẻ

- Hát lần 2 kết hợp múa

Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi”(5-6 phút)

- Cô dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi luật chơi

+ Cách chơi: Cô cho lớp đứng thành vòng tròn cùng hát bài hát “Cùng nhau trốn tìm”, đến câu hát bạn ở đâu cô cho 1 bạn bịt mắt lại và chỉ định 1 bạn hát câu tôi sẽ ra ngay đây này và chạy ra ngoài, cả lớp cùng hát câu mau chạy đi. Khi bạn đã chạy ra ngoài cô mỡ bịt mắt bạn ra và cho đoán bạn nào vừa chạy ra ngoài

+ Luật chơi: Bạn nào đoán đúng sẽ được 1 tràng pháo tay, bạn nào đoán sai sẽ ra ngoài 1 lần chơi

- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần

- Trẻ nghe cô giới thiệu

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ hát  

-Trẻ hát cô đệm đàn

-Trẻ chú ý

- Trẻ chú ý xem

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

 

  • Ngày cập nhật: 24/07/2022
  • Ngày đăng: 24/07/2022
In nội dung

CHỦ ĐIỂM

 TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ + TẾT TRUNG THU(Thời gian thực hiện 4 tuần)

(05/09/2018đến ngày 30/09/2018)

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Vận động cơ bản

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, theo nhạc.

-  Hô hấp: Gà gáy, Thổi bóng xà phòng.

- Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao; Hai tay đưa ngang, lên cao;

- Lưng, bụng, lườn: Đứng cúi người về trước. Quay sang trái, sang phải

- Chân:  Ngồi xổm, đứng lên

- Bật: Tại chỗ, bật tách khép chân

a. Vận động thô

Mục tiêu 2

 Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi

Mục tiêu 4

Trẻ phối hợp chân, tay bò bằng bàn tay, bàn chân

Mục tiêu 10

Trẻ lò cò trên 1 chân

 

+ Đi bằng gót chân - đi khụyu gối, đi lùi                                  * TCVĐ: Đá bóng, mèo đuổi  

                                                          chuột,

                                                                                                  Kéo co, chuyền bóng qua đầu…..

+ Bò thấp, chui qua cổng ;

 

 

 

+ Nhảy lò cò tại chỗ.

b. Vận động tinh

Mục tiêu 12

Trẻ biết thực hiện các vận động của cổ tay và ngón tay

- Cuộn, xoay tròn cổ tay

- Gập mở các ngón tay.

- Tập thể dục sáng và khi tham gia các bài tập vận động cơ bản.

- Cầm kéo cắt giấy

2. Dinh dưỡng và sức khỏe

  1. Dinh dưỡng

Mục tiêu 16

 Trẻ biết một số thực phẩm thông thường cùng nhóm

- Thịt, cá, tôm cua … có nhiều chất đạm, can xi

 

- Xem tranh, trò chuyện với trẻ về các thực phẩm có nhiều chất đạm, can xi...

 

Mục tiêu 18

Trẻ biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

- Các bữa ăn trong ngày

 

- Cùng cô tổ chức bữa ăn hàng ngày

- Trò chuyện với trẻ về các món ăn hàng ngày

b. Vệ sinh, an toàn

Mục tiêu 19

Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống

 

- Chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

- Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ, không bỏ đồ ăn sang bát của bạn, bỏ xuống đất,…

 

- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

- Mời cô, mời bạn khi ăn, biết thực hiện hành vi văn hóa trong khi ăn.

 

 

Mục tiêu 20

Trẻ thực hiện một số việc tự phục vụ

- Tự cầm bát thìa, xúc cơm ăn không làm rơi vãi thức ăn

- Tự rửa tay bằng xà phòng; đánh răng, lau mặt

- Xúc cơm ăn không làm rơi vãi thức ăn

- Rửa tay bằng xà phòng. Chải răng, rửa mặt, lau mặt sau khi ăn...

 

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

Mục tiêu 26

 Trẻ biết thực hiện một số thí nghiệm đơn giản

- Thí nghiệm với nước (chất tan-không tan; vật chìm-vật nổi,...); các dạng biến đổi của nước (lỏng – rắn – khí, màu sắc của nước)

 

- Thực hiện một số thí nghiệm Vật nổi, vật chìm; Chất hòa tan – không tan

- Xem các trạng thái của nước.

2. Khám phá xã hội

Mục tiêu 39

Trẻ biết về trường lớp mầm non

- Tên địa chỉ của trường, lớp Các hoạt động của bé ở lớp trong ngày.

- Một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên làm việc trong trường

- Tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp

- Tên gọi, địa chỉ trường, lớp học của mình.

- Tên và đặc điểm của các bạn trong lớp.

- Tên cô giáo và Công việc cô giáo

- Công việc khác nhau của các cô, bác trong trường.  Đặc điểm các khu vực trong trường.

Mục tiêu 42

 Trẻ biết một số lễ hội quen thuộc, gần gũi với mình

- Các hoạt động trong ngày hội đến trường của bé

 

* Tham dự các ngày lễ:

- Ngày hội đến trường 5/9, Vui hội trăng rằm

 

3. Làm quen với một số biểu tượng toán sơ đẳng

Mục tiêu 45

Trẻ đếm  trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng

-  Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng

- Nhận biết số lượng, chữ số và số thứ tự từ 1 đến 2.

- Ôn đếm đến 1, 2. Nhận biết số 2, số lượng trong phạm vi 1,2.

- Nối số  phù hợp với số lượng 1,2.

- Đếm số lượng các đồ dùng, đồ chơi trong sân trường. Đếm các đồ dùng, đồ chơi trong lớp đến và nói kết quả đếm.

Mục tiêu 46

Trẻ so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10

- So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10

- Khoanh tròn( đánh dấu) nhóm có 2 đối tượng.

Mục tiêu 47

Trẻ biết xếp tương ứng 1-1

- Xếp tương ứng 1-1.

- Xếp tương ứng 1-1, từng đôi đồ dùng có số lượng 2

Mục tiêu 49

Trẻ biết tách gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5

- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm rồi nói kết quả .

- Tách một nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ

- Thêm (bớt) đối tượng để có số lượng 1,2.

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Nghe hiểu

Mục tiêu 58

 Trẻ nghe, hiểu nghĩa của một số từ khái quát, sử dụng các từ chỉ sự vật, đặc điểm và hoạt động

- Các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm

- Nói được tên mình, các bạn, các cô trong trường, công việc của các cô, các bác công nhân viên trong trường

- Trẻ kể tên, công dụng cách dùng 1 số đồ dùng đồ chơi trong lớp

- Trò chuyện với cô và các bạn, tự giới thiệu về bản thân.

Mục tiêu 60

Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại

- Trả lời các câu hỏi trọn câu, đủ đúng cấu trúc, và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì?; ở đâu?; Khi nào? Để làm gì? thế nào?...

- Tập kể chuyện theo tranh, tập đóng kịch

- Chơi ở góc học tập: Tập chọn sách, mở sách…, kể chuyện theo tranh

- Truyện kể:

+ Thỏ trắng đi học

+ Món quà của cô giáo

2. Nói, diễn đạt câu

Mục tiêu 62

Trẻ biết nói rõ nội dung để người nghe có thể hiểu được.

- Nói to, rõ, mạnh dạn, tự tin

- Biết diễn đạt đủ ý để người nghe có thể hiểu được

- Hướng dẫn Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.

- Trò chuyện với cô và các bạn.

Mục tiêu 63

Trẻ biết nghĩa và phát âm rõ các từ khó

- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó trong các tác phẩm văn học (thơ, truyện), trong cách phát âm các âm và các từ, tiếng,...

- Đọc thơ:

+ Em cũng là cô giáo

3. Đọc, viết

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

 

- Đọc thuộc, thể hiện nhịp điệu khi đọc các bài thơ

 

- Trẻ đọc lên giọng, ngắt câu đúng nhịp khi đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao...

- Chơi giải đáp một số câu đố về một số đò dùng trường mầm non

Mục tiêu 70

Trẻ nhận biết một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống

- Một số kí hiệu đơn giản, thông thường: Đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh, cấm lửa

- Nhận biết kí hiệu đồ dùng cá nhân của bản thân

- Nhận biết tên của lớp học

IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

 

- Nghe nhạc, nghe hát, VĐTN:

+ Trường chúng cháu là trường MN

+ Ngày đầu tiên đi học.

+ Cô giáo em

Mục tiêu 75

Trẻ chú ý thích thú khi được thể hiện vai chơi

- Nhận và thể hiện vai chơi phù hợp

 

- Chơi ở hoạt động góc với các vai chơi: đóng vai, góc xây dựng...

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

- Dạy hát:

+ Lời chào buổi sáng

+ Vui đến trường

+ Trường chúng cháu là trường Mầm non

3. Tạo hình

Mục tiêu 80

 Trẻ tô màu kín hình vẽ và đều

- Tô kín hình và đều màu, không chờm màu bên ngoài hình

 - Lựa chọn và phối màu phù hợp

- Tô màu cô giáo các bạn, lớp học.

- Tô màu quang cảnh ngày hội đến trường trên tranh chủ điểm.

- Vẽ và tô màu hoa vườn trường

 

Mục tiêu 84

Trẻ nặn một số sản phẩm đơn giản

- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết theo yêu cầu

Trẻ nặn đồ chơi, đồ dùng học tập

V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Tình cảm xã hội

Mục tiêu 88

 Trẻ có ý thức về bản thân

- Tên, tuổi, giới tính của bản thân.

 

- Biết thể hiện tình cảm và thái độ phù hợp với bạn trong lớp: chơi vui vẻ cùng bạn, rủ bạn cùng chơi…

 

2. Kỹ năng xã hội

Mục tiêu 93

Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp, ở gia đình

- Để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, gọn gàng

- Trật tự khi ăn, khi ngủ, khi học

- Vệ sinh đúng nơi quy định

- Thực hiện một số quy định của lớp, trường: đi học đúng giờ, tự giác vào lớp, mặc đồng phục...

- Cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

Mục tiêu 95

Trẻ chú ý nghe cô và bạn nói

- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, không chế nhạo bạn khi mắc lỗi

- Trò chuyện vui vẻ, cởi mở với bạn và cô giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ VUI TRUNG THU (Thời gian thực hiện 1 tuần)

(16/9/2018-23/9/2018)

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Vận động cơ bản

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, theo nhạc.

-  Hô hấp: Thổi bóng xà phòng.

- Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao

- Lưng, bụng, lườn: Đứng cúi người về trước.

- Chân:  Ngồi xổm, đứng lên

- Bật: Bật tách khép chân

* Tập 2l*4n

Vận động tinh

Mục tiêu 13

Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay, tay- mắt trong một số hoạt động

- Vo, xoáy, xoắn, vặn, vuốt, miết...

- Ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối...

- Nặn các loại bánh trung thu

 

2. Dinh dưỡng và sức khỏe

Mục tiêu 16

 Trẻ biết một số thực phẩm thông thường cùng nhóm

- Rau quả chín có nhiều vitamin.

-HĐNT: Kể tên các loại rau quả chín có nhiều vitamin.

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Khám phá xã hội

Mục tiêu 42

 Trẻ biết một số lễ hội quen thuộc, gần gũi với mình

- Các hoạt động trong ngày hội đến trường của bé

 

- Trò chuyện với  trẻ về ngày trung thu

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Đọc, viết

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

 

- Đọc thuộc, thể hiện nhịp điệu khi đọc các bài thơ

 

Thơ: Trung thu tháng tám

IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

 

- Nghe nhạc, nghe hát, VĐTN:

+ Chiếc đèn ông sao

+ Rước đèn tháng tám

Mục tiêu 75

Trẻ chú ý thích thú khi được thể hiện vai chơi

- Nhận và thể hiện vai chơi phù hợp

 

- Chơi ở hoạt động góc với các vai chơi: đóng vai, góc xây dựng...

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

- Dạy hát: Rước đèn trung thu

Mục tiêu 77

Trẻ vận động tự do  nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc

- Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc theo khả năng.

- Tập múa:  Rước đèn trung thu

3. Tạo hình

Mục tiêu 80

 Trẻ tô màu kín hình vẽ và đều

- Tô kín hình và đều màu, không chờm màu bên ngoài hình

 - Lựa chọn và phối màu phù hợp

- Tô màu  lồng đèn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 10/2018

CHỦ ĐIỂM: BẢN THÂN

 (4 tuần 03/10/2018  đến ngày 26/10/2018

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Phát triển vận động

 

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, theo nhạc.

Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

* Khởi động: Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay, chạy với nhiều tốc độ.

* Trọng động: (Tập theo nhạc- Tập với vòng, nơ, gậy)

+ Hô hấp: Gà gáy, Thổi bóng bay

+ Tay: Hai tay đưa ngang, lên cao; Hai tay đưa ngang, gập bàn tay sau gáy

+ Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên; Đứng cúi người về trước;

+ Chân:  Ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục; Đứng co 1 chân

+ Bật: Bật tiến về trước; Bật tại chỗ.

* Tập 2l*4n:

 Vận động cơ bản

Mục tiêu 2

Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi

- Đi ngang bước dồn trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn

 

Mục tiêu 5

Trẻ biết phối hợp chân nọ tay kia, mắt nhìn trước để trườn theo hướng thẳng.

- Trườn theo hướng thẳng

* TCVĐ: Chuyền bóng qua tay.

Mục tiêu 3

Trẻ kiểm soát được vận động khi thực hiện vận động chạy thay đổi tốc độ, đổi hướng theo hiệu lệnh, vật chuẩn

- Chạy theo đường dích dắc

 

 Mục tiêu 13

Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay, tay- mắt trong một số hoạt động

VĐ tinh : Đôi bàn tay xinh 

2. Dinh dưỡng và sức khỏe

a. Dinh dưỡng

Mục tiêu 17

Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm. (Hoạt động Bé TLNT)

- Rau có thể luộc, nấu canh, làm salat,…

- Gạo có thể nấu cơm, nấu cháo, làm bột, ...

- Trứng rán, cá kho, thịt nướng, …

- Trái cây tạo thành nước uống, ăn tươi

 

- Phga nước chanh

- Giúp cô lặt rau.

- cắt xếp dưa hấu

- Làm bòn bpn

b. Vệ sinh, an toàn

Mục tiêu 20

Trẻ thực hiện một số việc tự phục vụ

- Tự rửa tay bằng xà phòng; đánh răng, lau mặt

- Rèn và thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng

Mục tiêu 21

 Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh

- Đội mũ khi ra nắng, mặc ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học, khi ra ngoài.

- Lựa chọn trang phục phù hợp và lợi ích của việc mặc trang phục phù hợp theo thời tiết.

 

- Tổ chức cho trẻ HĐNT; hoạt động chiều

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

Mục tiêu 27

Trẻ biết một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng

- Phản ứng xảy ra giữa nước với các loại gia vị, màu sắc, ...

- Mối quan hệ giữa không khí với môi trường sống

- Vì sao có các hiện tượng gió, mưa, sấm chớp,...

- Trò chơi: “Tìm bạn”, “Bạn có gì khác”, “Đố biết đây là ai?”…Thực hành trải nghiệm phân biệt chức năng của các cơ quan để nhận biết đồ dùng, đồ chơi trong lớp và mọi thứ xung quanh.

- Trò chơi rèn luyện giác quan, phân biệt được chức năng của chúng: “Cái túi bí mật”, “Chuông reo ở đâu”…

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản:Nhận biết một số loại gia vị (muối, đường, ...)

2. Khám phá xã hội

Mục tiêu 34

Trẻ biết một số đặc điểm của bản thân

- Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể

- Họ tên, tuổi giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân

- Trò chuyện, đàm thoại tìm hiểu về đặc điểm cá nhân, dáng vẻ bề ngoài của bản thân trẻ và bạn bè; về các bộ phận cơ thể, các giác quan; những sở thích, khả năng…

- Giới thiệu về bản thân: Họ tên, tuổi giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.

Mục tiêu 42

Trẻ biết một số lễ hội quen thuộc, gần gũi với mình

- Đặc điểm và các hoạt động trong ngày hội 20.10

- Trò chuyện về ngày 20.10 ( ý nghĩa, Hoạt động)

3. Làm quen với một số biểu tượng toán sơ đẳng

Mục tiêu 46

Trẻ so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10

- So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10

- Đếm số lượng các trang phục, so sánh, ghép tương ứng.

Mục tiêu 53

Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ  vị trí so với người khác

-  Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với người khác  (Phía trước – Phía sau; trên – dưới; phải- trái)

- Thực hành trên đối tượng “xác định phía phải, phía trái, phía trước, phía sau so với bản thân trẻ và so với bạn khác”

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Nghe hiểu

Mục tiêu 59

Trẻ thực hiện được 2 - 3 yêu cầu liên tiếp

- Hiểu và làm theo 2-3 yêu cầu như: Lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng ...

- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cô, chơi các trò chơi thi xem ai nhanh, đội nào nhanh nhất, đi chợ...

Mục tiêu 61

Trẻ chú ý nghe và hiểu nội dung khái quát các tác phẩm văn học

- Nghe và hiểu nội dung các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, các câu chuyện kể, chuyện đọc … phù hợp với độ tuổi

- Truyện kể: giấc mơ kỳ lạ  

- Thơ: Tay ngoan

- Truyện món quà của cô giáo

Thơ: Xòe tay

 

2. Nói, diễn đạt câu

Mục tiêu 64

Trẻ biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép

- Các từ biểu thị sự lễ phép: Dạ thưa, xin mời, cám ơn, xin lỗi…

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, điều chỉnh giọng nói phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp

* Trò chuyện, quan sát tranh, thực hành:

- Bé chào cô vào lớp.

- Chào bố mẹ đi học. Cháu vòng tay cám ơn cô khi được cho quà.

- Xin lỗi khi có lỗi.

Mục tiêu 65

Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự

- Mô tả các sự vật, hiện tượng  trong tranh

- Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Kể về bản thân mình và các bạn

- kể chuyện tay phải, tay trái

3. Đọc, viết

Mục tiêu 70

Trẻ nhận biết một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống

- Một số kí hiệu đơn giản, thông thường: Đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh, cấm lửa

- Nhận biết kí hiệu đồ dùng cá nhân của bản thân

- Nhận biết tên của lớp học

IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

- Nghe các loại nhạc khác nhau và thể hiện thái độ phù hợp với giai điệu bài hát.

- Nghe nhạc, nghe hát: Ru con , Xòe bàn tay

- Thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu bài nhạc

Mục tiêu 75

Trẻ chú ý thích thú  khi được thể hiện vai chơi

- Nhận và thể hiện vai chơi phù hợp

- Có sự phân công, phối hợp trong khi chơi

 

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

* Hát: Càng lớn càng ngoan, Hãy xoay nào, Khám tay

Mục tiêu 78

Trẻ biết vận động minh họa theo lời ca

- Vận động minh họa theo nội dung bài hát

- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức múa minh họa

* Vận động theo nhạc: Múa cho mẹ xem. Tay thơm tay ngoan

- TCAN: Nghe tiết tấu tìm đồ vật, Đoán tên bạn hát. Hát theo hình vẽ

3. Tạo hình

Mục tiêu 80

Trẻ tô màu kín hình vẽ và đều

- Tô kín hình và đều màu, không chờm màu bên ngoài hình

 - Lựa chọn và phối màu phù hợp

- Tô màu chân dung bạn trai , bạn gái

- Tô màu quần áo, giày dép tặng bạn

Mục tiêu 81

Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục

- Thẳng, xiên, ngang, cong, cong tròn... tạo thành bức tranh bức tranh có bố cục rõ ràng, hợp lý.

- Sử dụng màu sắc phối hợp đẹp.

- Vẽ, tô màu khuôn mặt bạn

- Vẽ mũ, nón

- Vẽ theo ý thích

Mục tiêu 82

Trẻ xé, cắt dán theo đường thẳng, đường cong

-  Sử dụng các kỹ năng tạo hình xé, cắt dán theo mẫu.

- Biết phối hợp các kỹ năng xé, cắt dán tạo thành sản phẩm đẹp.

- Cắt dán: +Trang phục từ họa báo. Xé dán mũ nón

- Làm mặt nạ bằng đĩa nhựa và nguyên vật liệu phế thải

V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Tình cảm xã hội

Mục tiêu 88

Trẻ có ý thức về bản thân

- Các ứng xử phù hợp với giới tính

- Không chọc ghẹo bạn, tranh giành với bạn

Mục tiêu 90

Trẻ nhận biết và biểu lộ một số trạng thái cảm xúc

- Một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên... qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.

- T/c một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, qua cử chỉ, qua giọng nói, tranh ảnh.

- Đánh dấu những hình ảnh bé cho là vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên theo yêu cầu của cô

- Trò chuyện đàm thoại về sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.

2. Kỹ năng xã hội

Mục tiêu 98

Trẻ biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung

- Chơi,  học, trực nhật

- Hoạt động nhóm

- Rèn kỹ năng sống:

+ Gấp áo quần gọn gàng

+ Sắp xếp đồ dùng ngăn nắp

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 11/2018

CHỦ ĐIỂM:GIA ĐÌNH BÉ YÊU (Thời gian thực hiện 5 tuần)

                                                                               Từ ngày 30/10 - 911/2018; từ ngày 20/11 – 01/12//2018

 

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Phát triển vận động

 

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, theo nhạc.

Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

* Khởi động: Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay, chạy với nhiều tốc độ.

* Trọng động: (Tập theo nhạc- Tập với hoa, nơ, gậy)

- Hô hấp: thổi bóng bay, gà gáy ò ó o

- Tay:    2 tay thay nhau đưa lên, xuống

- Bụng: tay chống hông, quay người sang 2 bên 

- Chân: ngồi xổm, đứng lên, liên tục.

- Bật:  bật tách, khép chân, bật chân trước chân sau.

* Hồi tỉnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể

* Tập 2l*4n

a. Vận động cơ bản

Mục tiêu 2

Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi

- Đi trên ghế TD đầu đội túi cát 

- Đi zíc zắc theo 4-5 vật chuẩn            - Trò chơi VĐ: về đúng nhà, gieo hạt, tung bóng..

Mục tiêu 3

Trẻ kiểm soát được vận động khi thực hiện vận động chạy thay đổi tốc độ, đổi hướng theo hiệu lệnh, vật chuẩn

- Chạy 15m trong khoảng 10 giây.

 - Đi, chạy bước qua chướng ngại vật

- Trò chơi VĐ: Ném còn, chuyền bóng, tung cầu, lộn cầu vồng

2. Dinh dưỡng và sức khỏe

  1. Dinh dưỡng

Mục tiêu 18

Trẻ biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

- Các bữa ăn trong ngày

- Ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất

- Trò chuyện về 1 số món ăn ngon

- Nhận biết 4 nhóm thực phẩm (thực phẩm giàu chất đạm, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm giàu chất bột đường, thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng).

- Hướng dẫn trẻ làm nội trợ: Bóc trứng cút.

- Trò chuyện về gia đình cần được ăn uống đầy đủ, ăn uống hợp lí, đúng giờ.

b. Vệ sinh, an toàn

Mục tiêu 21

Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh

- Đi vệ sinh, Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

- Vệ sinh sau ăn

 

Mục tiêu 23

Trẻ nhận biết và tránh vật dụng nguy hiểm và những nơi không an toàn

- Bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng… là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần

- Ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước ... là những nơi nguy hiểm, không được tới gần.

- Đánh dấu những nơi bé cho là không an toàn.

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

Mục tiêu 26

Trẻ biết thực hiện một số thí nghiệm đơn giản

- Thí nghiệm với nước (chất tan-không tan; vật chìm-vật nổi,...); các dạng biến đổi của nước (lỏng – rắn – khí, màu sắc của nước)

- Thí nghiệm với không khí (...)

- Thực hiện một số thí nghiệm Vật nổi, vật chìm; Chất hòa tan – không tan

- Trò chuyện về chất liệu của đồ dùng gia đình

2. Khám phá xã hội

Mục tiêu 35

Trẻ biết đặc điểm, công dụng, phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1 hay 2 dấu hiệu

- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

- Mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc

- So sánh sự giống và khác nhau của 2-3 đồ dùng, đồ chơi

- Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu

- Tìm hiểu 1 đồ dùng trong gia đình. Biết các đồ dùng trong gia đình: cấu tạo, công dụng, chất liệu và cách sử dụng. (Chỉ ra được những nét giống và khác nhau)

- Trẻ hiểu một số nhu cầu trong gia đình.

Mục tiêu 37

Trẻ biết một số thông tin về gia đình

-  Họ, tên công việc của bố mẹ, và những người thân trong gia đình

- Địa chỉ của gia đình (Số nhà, phường, thành phố)

- Một số nhu cầu của gia đình

- Khám phá về các nhu cầu khác nhau của gia đình (ăn uống, đồ dùng, sở thích, sự quan tâm nhau…)

- Trò chuyện với trẻ về gia đình, ngôi nhà của trẻ: địa chỉ, số điện thoại, kiểu nhà…

3. Làm quen với một số biểu tượng toán sơ đẳng

Mục tiêu 45

Trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 3 và đếm theo khả năng

-  Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng

- Nhận biết số lượng, chữ số và số thứ tự từ 1 đến 3.

- Đếm đến 3, nhận biết số 3, nhận biết số lượng 3

- Đếm các đồ dùng, đồ chơi trong gia đình đến 3 và đếm theo khả năng.

- Đếm các kiểu nhà, các phần, các phòng của nhà và cách sắp xếp, trang trí nhà ở.

Mục tiêu 55

Trẻ biết sử dụng dụng cụ để đo độ dài của hai đối tượng, nói kết quả và so sánh

- Đo độ dài hai đối tượng bằng 1 đơn vị đo.

- Đo chiều dài của khăn

- Đo chiều dài của con đường

Mục tiêu 56

Trẻ biết so sánh chiều cao của 2-3 đối tượng

- So sánh chiều cao của 2-3 đối tượng

- So sánh chiều cao của 2 ngôi nhà

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Nghe hiểu

Mục tiêu 59

Trẻ thực hiện được 2 - 3 yêu cầu liên tiếp

- Lấy đồ dùng ăn uống hoặc lấy đồ dung có chất liệu gỗ, nhôm, thủy tinh...

- Giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện; chơi các trò chơi: ai nhanh hơn, đội nào đúng nhất...

Mục tiêu 61

Trẻ chú ý nghe và hiểu nội dung khái quát các tác phẩm văn học

- Nghe và hiểu nội dung các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, các câu chuyện kể, chuyện đọc … phù hợp với độ tuổi

- Nghe đọc thơ: Thăm nhà bà,. Giưa vòng gió thơm,Chia bánh,  mẹ của em.

- Chuyện kể: Hai viên ngọc quý, Tích Chu, Bông hoa cú trắng

- Ca dao, đồng dao: Chi chi chành chành, Rềnh rềnh ràng ràng,

-  Câu đố: Về các đồ dùng trong gia đình

2. Nói, diễn đạt câu

Mục tiêu 62

Trẻ biết nói rõ nội dung để người nghe có thể hiểu được.

- Nói to, rõ, mạnh dạn, tự tin

- Biết diễn đạt đủ ý để người nghe có thể hiểu được

- Trò chuyện về ngôi nhà nơi xum họp của gia đình

- Trò chuyện về gia đình trẻ.

- Kể về công việc của mỗi thành viên trong gia đình

Mục tiêu 63

Trẻ biết nghĩa và phát âm rõ các từ khó

- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó trong các tác phẩm văn học (thơ, truyện), trong cách phát âm các âm và các từ, tiếng,...

Đọc thơ : Phát âm các câu có từ khó trong bài thơ: “Em yêu nhà em” “ chia bánh”, “ mẹ của em”…

Mục tiêu 65

Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự

- Mô tả các sự vật, hiện tượng  trong tranh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.

- Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Kể truyện diễn cảm theo tranh câu truyện:

+ Gia đình bạn Lan

3. Đọc, viết 

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

- Đọc thuộc, thể hiện nhịp điệu khi đọc các bài thơ

- Đọc thuộc và hiểu nội dung các ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Thơ : Làm anh, Gió từ tay mẹ

+  Em yêu nhà em

+ Thăm nhà bà, Cháu yêu bà

+ Chia bánh

Mục tiêu 69

Trẻ biết cầm sách đúng chiều, và giở từng trang để xem tranh ảnh, “Đọc” sách theo tranh minh họa

- Đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới

- Đọc ngắt nghỉ sau các dấu câu phù hợp.

- Đọc vẹt

- Nghe đọc các loại sách khác nhau.

- Truyện : Tích Chu, Nhổ củ cải

- Truyện kể : + Gấu con chia quà

+ Người cha và các con trai

+ Một bó hoa tươi thắm

Mục tiêu 71

Trẻ biết sử dụng ký hiệu để  «viết»

-Trẻ biết sử dụng ký hiệu để  «viết»

- Tập tô, tập đồ các nét chữ.

- Biết  giữ gìn và sử dụng hợp lí các đồ dùng trong gia đình.

- Tập tô từ chủ điểm, tên các đồ dùng gia đình

IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát,vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

- Nghe các loại nhạc khác nhau và thể hiện thái độ phù hợp với giai điệu bài hát.

- Nghe hát: + Ru con mùa đông

+ Ba mẹ là quê hương

+ Khúc hát ru người mẹ trẻ

+ Lời ru trên nương

Mục tiêu 75

Trẻ chú ý thích thú  khi được thể hiện vai chơi

- Nhận và thể hiện vai chơi phù hợp

- Có sự phân công, phối hợp trong khi chơi

- Chơi: người mua sắm, đồ dùng làm bằng gì, gia đình ngăn nắp

- Chơi: Bắt chước tạo dáng, về đúng nhà, mèo bắt chuột, đàn chuột con, lộn cầu vồng, giúp mẹ dọn nhà,tung cầu, chuyền bóng tập thể..

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

+ Nhà của tôi

+ Chiếc khăn tay

+ Bà còng đi chợ

Mục tiêu 79

Trẻ biết lựa chọn và thực hiện vận động gõ đệm phù hợp với tiết tấu

- Vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

 - Sử dụng dụng cụ xắc xô, thanh gõ chơi trò chơi âm nhạc

- Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu của bài hát: Thanh gõ, gáo dừa, trống lắc...

VĐTN:  + Chiếc khăn tay

+ Bà còng đi chợ

+ Gánh gánh gồng gồng

+ Bầu và bí

- Trò chơi ÂN: Tai ai tinh, ai đoán giỏi, ai nhanh nhất, âm thanh từ phía nào. Sol,mi.

3. Tạo hình

Mục tiêu 80

Trẻ tô màu kín hình vẽ và đều

- Tô kín hình và đều màu, không chờm màu bên ngoài hình

 - Lựa chọn và phối màu phù hợp

- Tô màu ngôi nhà Trang trí rèm cửa

- Tô màu tranh gia đình.

Mục tiêu 81

Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh bức tranh có màu sắc và bố cục

- Thẳng, xiên, ngang, cong, cong tròn... tạo thành bức tranh bức tranh có bố cục rõ ràng, hợp lý.

- Sử dụng màu sắc phối hợp đẹp.

- Vẽ quần áo.

- Vẽ chân dung mẹ,bà.

Mục tiêu 82

Trẻ xé, cắt dán theo đường thẳng, đường cong

-  Sử dụng các kỹ năng tạo hình xé, cắt dán theo mẫu.

- Biết phối hợp các kỹ năng xé, cắt dán tạo thành sản phẩm đẹp.

- Xếp hình khối thành ngôi nhà,nhà tầng.Cắt, dán đồ dùng GĐ

- Xé dán khuôn mặt mẹ.

Mục tiêu 84

Trẻ nặn một số sản phẩm đơn giản

- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết theo yêu cầu

- Nặn cái bát.     - Nặn búp bê.

- Nặn đồ dùng gia đình mà cháu thích.

V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Tình cảm xã hội

Mục tiêu 90

Trẻ nhận biết và biểu lộ một số trạng thái cảm xúc

- Một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên... qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.

- Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình.

- Trò chuyện về tình cảm của mọi người trong gia đình dành cho nhau

- Xem tranh, trò chuyện về các cảm xúc khác nhau của các thành viên trong gia đình qua tranh: vui, buồn, tức giận, …

Mục tiêu 92

Yêu mến, quan tâm đến mọi người

- Thể hiện tình cảm quan tâm, biết cách thăm hỏi mọi người

- Yêu mến, quan tâm đến mọi người trong gia đình

 - Trò chuyện với trẻ về những công việc ở nhà: Trẻ giúp bố mẹ việc gì?

2. Kỹ năng xã hội

Mục tiêu 94

Trẻ biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, chào hỏi lễ phép

-  Nói lời xin lỗi, cảm ơn, chào hỏi lễ phép

- Cử chỉ lịch sự, lễ phép

- Yêu mến, quan tâm giúp đỡ đến người thân trong gia đình, bạn bè.

- Chào hỏi người lớn trong GĐ khi đi và về

- Chào hỏi khi có khách đến nhà và khi đến nhà người khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ: MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  20/11(Thời gian thực hiện 1 tuần)

Từ ngày 12/11/2018 đến ngày 16/11/2018

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Phát triển vận động

 

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, theo nhạc.

Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

* Khởi động: Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay, chạy với nhiều tốc độ.

* Trọng động: (Tập theo nhạc- Tập với hoa)

- Hô hấp: thổi bóng bay

- Tay:  2 tay thay nhau đưa lên, xuống

- Bụng: tay chống hông, quay người sang 2 bên 

- Chân: ngồi xổm, đứng lên, liên tục.

- Bật:  bật tách, khép chân.

* Hồi tỉnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể

* Tập 2l*4n

Vận động tinh

Mục tiêu 15

Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay, tay- mắt để cài, cởi, xâu, buộc dây, tết sợi

- Cài, cởi cúc                

- Xâu, buộc dây giày.

- Tết sợi đôi

- Hướng dẫn trẻ tập cài và mởi nút áo sơ mi

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

2. Khám phá xã hội

Mục tiêu 42

Trẻ biết một số lễ hội quen thuộc, gần gũi với mình

- Ngày hội hàng năm: 20.11 và các hoạt động đặc trưng

- Tìm hiểu ngày 20.11 là ngày “Nhà giáo việt nam”.

- Ý nghĩa và các hoạt động diễn ra trong ngày 20/11

- Làm thiệp chúc mừng cô giáo

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Đọc, viết 

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

- Đọc thuộc, thể hiện nhịp điệu khi đọc các bài thơ

- Đọc thuộc và hiểu nội dung các ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Thơ : Cô giáo của em

 

IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát,vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

- Nghe các loại nhạc khác nhau và thể hiện thái độ phù hợp với giai điệu bài hát.

- Nghe hát:

+ Cô giáo miền xuôi

 

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

+ Cô giáo em

 

Mục tiêu 79

Trẻ biết lựa chọn và thực hiện vận động gõ đệm phù hợp với tiết tấu

- Vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

 - Sử dụng dụng cụ xắc xô, thanh gõ chơi trò chơi âm nhạc

- Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu của bài hát: Thanh gõ, gáo dừa, trống lắc...

- Trò chơi ÂN: Tai ai tinh.

3. Tạo hình

Mục tiêu 81

Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh bức tranh có màu sắc và bố cục

- Thẳng, xiên, ngang, cong, cong tròn... tạo thành bức tranh bức tranh có bố cục rõ ràng, hợp lý.

- Sử dụng màu sắc phối hợp đẹp.

- Vẽ chân dung cô giáo.


Tháng 12/2018

CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ NGHỀ QUEN THUỘC

Thời gian thực hiện 4 tuần (Từ ngày 03/12/2018 đến ngày 2812/2018)

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Phát triển vận động

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, theo nhạc.

- Rèn luyện các kỹ năng thực hiện bài tập vận động: khéo léo, mạnh dạn,tự tin, nhanh nhẹn và chính xác.

- Phát triển các nhóm cơ và phối nhịp nhàng giữa tay, chân trong vận động, phối hợp vận động với các giác quan.

- Tập vận động toàn thân theo nhạc. Tập với hoa, nơ, gậy

* Khởi động: Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay, chạy với nhiều tốc độ.

* Trọng động: Các động tác tập (4lx4n)

- Hô hấp: Thổi bóng, thổi nơ                                        

- Tay: 2 tay quay dọc thân. Hai tay đưa ra trước sang ngang. Hai tay đưa ra trước vỗ vào nhau. Hai tay sang ngang, gập vào vai

- Bụng: Quay người sang bên 90°. Quay người sang hai bên. Cúi người, tay chạm mũi bàn chân

- Chân: Đứng đưa từng chân ra trước. Đứng, một chân đưa ra trước, một chân khụy gối              

- Bật: Bật tiến về phía trước. Bật chụm chân. Bật tách khép chân

* Hồi tỉnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể

a. Vận động cơ bản

Mục tiêu 3

Trẻ kiểm soát được vận động khi thực hiện vận động chạy thay đổi tốc độ, đổi hướng theo hiệu lệnh, vật chuẩn

- Chạy chậm 60-80m

 

Mục tiêu 8

Trẻ định hướng và ném trúng vật chuẩn

- Ném trúng đích thẳng đứng (xa 1.5m x cao 1.2m)

Mục tiêu 9

Trẻ thực hiện bật theo hiệu lệnh, theo yêu cầu, qua vật cản

- Bật chụm chân liên tục vào 5 ô

b. Vận động tinh

Mục tiêu 14

Trẻ biết phối hợp các cử động tay mắt để lắp ráp, gấp giấy

- Gập giấy, lắp ghép

Bé gấp quạt giấy      

2. Dinh dưỡng – Sức khỏe

a. Dinh dưỡng

Mục tiêu 17

Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm. (Hoạt động Bé TLNT)

- Rau có thể luộc, nấu canh, làm salat,…

- Gạo có thể nấu cơm, nấu cháo, làm bột, ...

- Trứng rán, cá kho, thịt nướng, …

- Trái cây tạo thành nước uống, ăn tươi

 - Nội trợ :  

+ làm salat

+ Pha sữa bột .

+ Pha nước chanh.            

+ Trang trí dưa hấu.

b. Vệ sinh, an toàn

Mục tiêu 22

Trẻ nhận biết một số biểu hiện cơ bản của bệnh thông thường

- Ho, nóng sốt, mệt mỏi...

- Nguyên nhân của bệnh

- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt

 - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.

 

Mục tiêu 25

Trẻ nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ

- Gọi người giúp đỡ khi bị lạc đường, nói được tên, địa chỉ, số điện thoại của người thân.

- Cháy, có người rơi xuống nước.

- Khi bị tai nạn (Ngã chảy máu, va chạm bầm tím, ...)

- Trò chuyện với trẻ về số điện thoại của người thân .

- Tchuyện với trẻ những trường hợp cần gọi người giúp đỡ.

- Hướng dẫn trẻ cách nhờ người giúp khi bị lạc đường .

- Trò chuyện về các số điện thoại khẩn cấp .

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá Khoa học

Mục tiêu 26

 Trẻ biết thực hiện một số thí nghiệm đơn giản

- Thí nghiệm với nước (chất tan-không tan; vật chìm-vật nổi,...); các dạng biến đổi của nước (lỏng – rắn – khí, màu sắc của nước)

- Thí nghiệm với không khí (...)

- Làm thí nghiệm :

+ Sự đổi màu của nước bắp sú tím.

+ Đá, sỏi chìm hay nổi .

Mục tiêu 27

 Trẻ biết một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng

- Phản ứng xảy ra giữa nước với các loại gia vị, màu sắc, ...

- Khám phá các đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát , sỏi.

2. Khám phá Xã hội

Mục tiêu 38

Trẻ biết về một số nghề quen thuộc

- Nhận biết một số nghề phổ biến, Biết dụng cụ đặc trưng của nghề, cách sử dụng các dụng cụ trong công việc

- Tên gọi, công việc, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa  của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.

- Tìm hiểu về các nghề dịch vụ, giúp đỡ cộng đồng (Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa)

- Tìm hiểu về tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa  của các nghề: giáo viên, bộ đội, cô chú công nhân, nghề nông, bác sĩ, cảnh sát…

- Tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương.

Mục tiêu 42

Trẻ biết một số lễ hội quen thuộc, gần gũi với mình

- Ngày hội hàng năm: 22.12và các hoạt động đặc trưng

- Ngày 22/12 là ngày “Thành lập QĐND Việt Nam”

- Các hoạt động và ý nghĩa ngày 22/12

3. Làm quen với Toán

Mục tiêu 45

 Trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng

-  Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng

- Nhận biết số lượng, chữ số và số thứ tự từ 1 đến 5.

- Đếm trên đối tượng (đồ dùng dụng cụ các nghề) xếp thành dãy ngang trong phạm vi 3 và theo khả năng.

Mục tiêu 49

Trẻ biết tách  gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5

- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm rồi nói kết quả .

- Tách một nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ

- Gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi  3

- Tách số lượng 3 thành 2 nhóm. - Chơi với các chữ số. Nối tranh dụng cụ đồ dùng theo nghề

Mục tiêu 51

Trẻ chỉ ra các điểm giống và khác nhau giữa hai hình hình học

- So sánh sự giống và khác nhau của các hình vuông - chữ nhật,  tròn - tam giác

- Chắp, ghép các hình hình học để tạo thành  hình mới theo ý thích và theo yêu cầu

+ Nhận biết đặc điểm hình vuông.

+ So sánh sự giống và khác nhau: hình vuông, hình tam giác, hình tròn và nhận dạng các hình này trong thực tế gia đình

+ Ghép hình

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP

1. Nghe, hiểu

Mục tiêu 59

Trẻ thực hiện được 2 - 3 yêu cầu liên tiếp

- Hiểu và làm theo 2-3 yêu cầu như: Lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng ...

Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của người lớn

Mục tiêu 61

Trẻ chú ý nghe và hiểu nội dung khái quát các tác phẩm văn học

- Nghe và hiểu nội dung các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, các câu chuyện kể, chuyện đọc … phù hợp với độ tuổi

- Truyện : Thần sắt, Người làm vườn và các con trai, món quà của cô giáo, Bác đưa thư, Nhà bưu điện ,Sự tích quả dưa hấu.

Nghe đọc thơ: đi bừa, cái bát xinh xinh, ước mơ của bé ,em cũng là cô giáo, làm bác sĩ, làm nghề như bố, làm họa sĩ dễ thôi

2. Nói, diễn đạt câu

Mục tiêu 65

Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự

- Mô tả các sự vật, hiện tượng  trong tranh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.

- Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Kể chuyện: bác đưa thư, nhà bưu điện, sự tích quả dưa hấu, người làm vườn và các con trai, thần sắt.

- Gánh gánh gồng gồng, cái bát xinh xinh, em yêu chú bộ đội

3. Đọc, viết 

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

- Đọc thuộc, thể hiện nhịp điệu khi đọc các bài thơ

- Đọc thuộc và hiểu nội dung các ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

+ Thơ: Hạt muối, cái bát xinh xinh, ước mơ của bé, em cũng là cô giáo.Bé làm bác sĩ, làm nghề như bố, làm họa sĩ dễ thôi .

+ Ca dao, đồng dao : Rềnh rềnh ràng ràng, vuốt hột nổ, dích dích dắc dắc, tay đẹp .

+ Câu đố: về bác lao công  , chú bộ đội, cô giáo, cô thợ may, nghề thợ xây, chú cảnh sát giao thông .

Mục tiêu 68

Trẻ biết chọn sách để xem 

- « Đọc » truyện qua các hình vẽ và  mô tả được hành động của các nhân vật trong tranh

- Phân biệt phần mở đầu và phần kết thúc của sách

- Giữ gìn sách: Lật từng trang, không làm nhăn, gãy góc sách, cuộn hoặc xé rách các trang sách

- Hướng dẫn trẻ cách đọc sách, truyện từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.

- Tập tô từ tên chủ điểm, tên các dụng cụ các ngành nghề…

Mục tiêu 69

Trẻ biết cầm sách đúng chiều, và giở từng trang để xem tranh ảnh, “Đọc” sách theo tranh minh họa

- Đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới

- Đọc ngắt nghỉ sau các dấu câu phù hợp.

- Đọc vẹt

- Nghe đọc các loại sách khác nhau.

- Hướng dẫn trẻ cách đọc truyện tranh, lật sách, vở học nhẹ nhàng.

- Cất sách vở gọn gàng, đúng nơi quy định.

VI. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát,vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

- Nghe các loại nhạc khác nhau và thể hiện thái độ phù hợp với giai điệu bài hát.

- Nghe hát : Vườn cây của ba , Như cánh mai vàng, Cháu yêu cô thợ dệt, Bác đưa thư vui tính.Em làm bác sĩ, Tập làm bác sĩ, Làng tôi, hạt gạo làng ta

Mục tiêu 74

Trẻ thích thú ngắm nhìn tác phẩm tạo hình

- Ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm để nói lên cảm xúc của mình về màu sắc, hình dáng... của các tác phẩm tạo hình

- Nhận xét sản phẩm

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

- Hát : Cô giáo miền xuôi, Làm bác sĩ , Chú bộ đội, Bé tập chải răng, Má em là nông dân

Mục tiêu 78

Trẻ biết vận động minh họa theo lời ca

- Vận động minh họa theo nội dung bài hát

- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức múa minh họa

- VĐTN : + Bé tập chải răng

+ Cô giáo miền xuôi                     + Chú bộ đội

+ Má em là nông dân

- TCÂN: + Sol- mi

+ Nghe tiếng hát tìm đồ vật.

+ Nghe nhạc đoán tên bài hát

3.  Tạo hình

Mục tiêu 81

 Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh  có màu sắc và bố cục

- Thẳng, xiên, ngang, cong, cong tròn... tạo thành bức tranh bức tranh có bố cục rõ ràng, hợp lý.

- Sử dụng màu sắc phối hợp đẹp.

- Vẽ tô màu chú cảnh sát giao thông

- Vẽ, tô màu tranh một số nghề: bác sĩ, công nhân, cô giáo, bộ đội…

Mục tiêu 82

Trẻ xé, cắt dán theo đường thẳng, đường cong

-  Sử dụng các kỹ năng tạo hình xé, cắt dán theo mẫu.

- Biết phối hợp các kỹ năng xé, cắt dán tạo thành sản phẩm đẹp.

- Xé dán hoa, lá  trang trí lên áo

- Cắt  dán cái thang cho chú công nhân, trang phục theo nghành nghề.

- Trang trí bưu thiếp ngày 22/12.

Mục tiêu 84

Trẻ nặn một số sản phẩm đơn giản

- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết theo yêu cầu

- Nặn đồ dùng bác sĩ .

 

Mục tiêu 87

Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình

- Qua cách thể hiện bố cục trong bức tranh

- Qua cách sử dụng và phối hợp màu sắc

- Qua cách sử dụng đường nét, hình dáng để thể hiện ý tưởng, thẩm mỹ của cá nhân.

- Nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn .

V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Tình cảm xã hội

Mục tiêu 89

Trẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao

- Sở thích của bản thân (Điều bé thích, không thích)

- Khả năng (những việc gì bé có thể làm được)

- Cùng nhau thực hiện một số công việc đơn giản: trực nhật bàn ăn, vệ sinh đồ dùng đồ chơi …

- Phân công trực nhật: xếp bàn ăn, xếp đệm, gối, phơi khăn,…

2. Kỹ năng xã hội

Mục tiêu 96

Trẻ biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở

- Chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, tranh giành nhau, biết hợp tác với bạn khi làm việc.

- Phân vai chơi trong nhóm .

- Hợp tác qua lại giữa các nhóm chơi :

+ Chơi xây dựng .   

+ Chơi bán hàng .

+ Chơi gia đình .

Mục tiêu 93

Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp, ở gia đình

- Để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, gọn gàng

- Trật tự khi ăn, khi ngủ, khi học

- Vâng lời ông, bà, bố, mẹ…

- Vệ sinh đúng nơi quy định

Xếp bàn ghế giờ ăn

       

Tháng 01/2019

Chủ đề: THỰC VẬT– TẾT, MÙA XUÂN

Thời gian thực hiện 4 tuần,  Từ ngày 12/2018 đến ngày 25/01/2019

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

  1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Phát triển vận động

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, theo nhạc.

Thực hiện chính xác các  vận động  nhóm cơ và hệ hô hấp

- Hứng thú tham gia các trò chơi .

 

Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

1  Khởi động: Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay,chạy với nhiều tốc độ.

2 Trọng động: (Tập theo nhạc- Tập với hoa, nơ, gậy - Các động tác tập(4lx4n)

  + Hô hấp : Ngửi hoa,thổi bóng.

  + Tay : Hai tay đưa ngang,lên cao. Hai tay quay dọc thân.

  + Bụng : cúi người về trước ngón tay chạm ngón chân.Nghiêng người sang hai bên.

 + Chân : Đứng đưa 1 chân ra trước.Ngồi khuỵu gối.

  + Bật : Bật chân trước ,chân sau.Bật tách khép chân

3. Hồi tĩnh : Đi lại, hít thở nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể

- Trò chơi: chồng nụ chồng hoa,  bắt chước tạo dáng. rồng rắn, chèo thuyền, kéo co, chuyền bóng, ném còn.

a. Vận động cơ bản

Mục tiêu 3

Trẻ kiểm soát được vận động khi thực hiện vận động chạy thay đổi tốc độ, đổi hướng theo hiệu lệnh, vật chuẩn

- Chạy theo đường dích dắc

 

Mục tiêu 9

Trẻ thực hiện bật theo hiệu lệnh, theo yêu cầu, qua vật cản

- Bật xa 30 – 35cm

Mục tiêu 10

Trẻ lò cò trên 1 chân

- Nhảy lò cò 3m

b. Vận động tinh

Mục tiêu 12

Trẻ biết thực hiện các vận động của cổ tay và ngón tay

- Cuộn, xoay tròn cổ tay

- Gập mở các ngón tay.

 

2. Dinh dưỡng và sức khỏe

  1. Dinh dưỡng

Mục tiêu 16

Trẻ biết một số thực phẩm thông thường cùng nhóm

- Một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).

- Trò chuyện về một số thực phẩm có nhiều Vitamin và khoáng chất .

- Trò chuyện về một số thực phẩm có nhiều chất bột đường.

- Tô màu nhóm thực phẩm theo yêu cầu

- Chọn thực phẩm theo yêu cầu

Mục tiêu 17

Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm. (Hoạt động Bé TLNT)

- Rau có thể luộc, nấu canh, làm salat,…

- Gạo có thể nấu cơm, nấu cháo, làm bột, ...

- Trứng rán, cá kho, thịt nướng, …

- Trái cây tạo thành nước uống, ăn tươi

- Nội trợ :

+ Pha sữa đậu nành.

+ Pha nước cam

Mục tiêu 18

Trẻ biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

- Các bữa ăn trong ngày

- Ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất

- Trò chuyện về các loại thức ăn hàng ngày và lợi ích của việc ăn uống đủ chất.

- Làm quen cách nhặt một số loại rau,củ.

b. Vệ sinh, an toàn

Mục tiêu 22

Trẻ nhận biết một số biểu hiện cơ bản của bệnh thông thường

- Ho, nóng sốt, mệt mỏi...

- Nguyên nhân của bệnh

- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt

- Xem hình ảnh, trò chuyện với trẻ về sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật.

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

Mục tiêu 27

Trẻ biết một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng

- Phản ứng xảy ra giữa nước với các loại gia vị, màu sắc, ...

- Mối quan hệ giữa không khí với môi trường sống

- Vì sao có các hiện tượng gió, mưa, sấm chớp,...

- Thí nghiệm: gieo hạt đậu và để 1 vài nơi khác nhau. Cho trẻ quan sát và phán đoán, suy luận các điều kiện sống của cây.

+ Sự lớn lên và phát triển của cây

+ Trồng cây ở chậu tưới nước và chậu không tưới nước .

+ sự nảy mầm và phát triển cây từ hạt, cành .

Mục tiêu 28

Trẻ biết quá trình phát triển của cây, hoa, quả

- Quá trình phát triển, trưởng thành của một số loại thực vật quen thuộc.

- Mối liên hệ đơn giản giữa  cây cối với môi trường sống

- Cách trồng, chăm sóc, bảo vệ  cây, hoa, quả

- Trò chuyện về một số loại rau, củ, quả và cách chế biến.

- Trò chuyện về các cây lương thực và cách chế biến.

- Trò chuyện về lợi ích của cây xanh đối với sức khỏe con người

- Trò chuyện về mối nguy hiểm cho sức khỏe khi xả rác bừa bãi.

- Chăm sóc cây, nhặt rác…Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.

2. Khám phá xã hội

Mục tiêu 40

Trẻ biết đặc điểm nổi bật và ích lợi của các loại cây, hoa, quả

- Đặc điểm cấu tạo bên ngoài của  cây, hoa, quả gần gũi và lợi ích của chúng đối với con người.

- So sánh sự giống và khác nhau của 2 loại cây, hoa, quả...

- Phân loại cây, hoa, quả theo 1-2 dấu hiệu

- So sánh sự giống và khác nhau của 2 cây, hoa, quả .

+ Cây: dây leo - cây thân cứng

+ Cây: cho quả - cây cho hoa

+ Hoa: cánh tròn – hoa cánh dài .

+ Hoa: nhiều cánh – hoa ít cánh .

+ Quả: vỏ trơn – vỏ sần sùi…

Mục tiêu 42

Trẻ biết một số lễ hội quen thuộc, gần gũi với mình

- Các phong tục ngày tết: Làm bánh chưng, bánh tét, đi chúc tết, đi chơi…

- Cách chăm sóc 1 số loại hoa mùa xuân

- Trẻ biết những món ăn ngày tết cổ truyền. Biết cách giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh, ăn uống trong tết.

- Đặc điểm của 1 số loại hoa quả có trong ngày tết

3. Làm quen với một số biểu tượng toán sơ đẳng

Mục tiêu 46

Trẻ so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10

- So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10

- So sánh số lượng trong phạm vi 3

- Đếm đến 4, nhận biết nhóm có 4 đối tượng và nhận biết số 4.

Mục tiêu 52

Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp ít nhất 3 đối tượng và sao chép lại

- So sánh phát hịên quy tắc và sắp xếp theo quy tắc

- Sắp xếp các đối tượng từ thấp đến cao, so sánh chiều cao 3 đối tượng và đếm.

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP

1. Nghe hiểu

Mục tiêu 58

Trẻ nghe, hiểu nghĩa của một số từ khái quát, sử dụng các từ chỉ sự vật, đặc điểm và hoạt động

- Các từ: rau, quả, củ, hoa, con vật, đồ gỗ, đồ nhựa, PTGT…

- Các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm

Trẻ biết tên gọi, đặc điểm về hình dáng, màu sắc, hương vị, ích lợi của các loại rau củ, hoa quả, cây xanh.

Mục tiêu 61

Trẻ chú ý nghe và hiểu nội dung khái quát các tác phẩm văn học

- Nghe và hiểu nội dung các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, các câu chuyện kể, chuyện đọc … phù hợp với độ tuổi

- Truyện kể:  + Hạt đỗ sót

+ Chú đỗ con.

+ Hoa mào gà

2. Nói, diễn đạt câu

Mục tiêu 63

Trẻ biết nghĩa và phát âm rõ các từ khó

- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó trong các tác phẩm văn học (thơ, truyện), trong cách phát âm các âm và các từ, tiếng,...

- Trò chuyện về các loài hoa trẻ thích, mô tả lại hình dáng, màu sắc của hoa

- Đọc thơ, kể chuyện theo chủ điểm từ đó rèn cháu kỹ năng phát âm các tiếng có chứa các âm khó.

Mục tiêu 65

Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự

- Mô tả các sự vật, hiện tượng  trong tranh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.

- Kể chuyện qua tranh:

+ Hạt đỗ sót          + Chú đỗ con.

+ Hoa mào gà

3. Đọc, viết

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

- Đọc thuộc, thể hiện nhịp điệu khi đọc các bài thơ

- Đọc thuộc và hiểu nội dung các ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Đọc thơ :  + Bắp cải xanh, Hoa phượng, Cây thược dược, Hoa đồng hồ, Lời chào của hoa . Cây bàng

- Đồng dao- ca dao:

+ Lúa ngô là cô đậu nành

+ Nhà tôi có cây cau.

- Câu đố về: quả ớt, quả đỗ,quả na, quả mít, hoa hướng dương….

Mục tiêu 69

Trẻ biết cầm sách đúng chiều, và giở từng trang để xem tranh ảnh, “Đọc” sách theo tranh minh họa

- Đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới

- Đọc ngắt nghỉ sau các dấu câu phù hợp.

- Đọc vẹt

- Nghe đọc các loại sách khác nhau.

- Hướng dẫn trẻ xem truyện, sách từ trái qua phải

- Truyện đọc :  + Hoa dâm bụt

+ Niềm vui từ bát canh cải

+ Sự tích cây khoai lang 

+ Sự tích hạt thóc

Mục tiêu 71

Trẻ biết sử dụng ký hiệu để  «viết»

- Nhận dạng một số chữ cái

- Tập tô, tập đồ các nét chữ.

- Tô viết từ chủ điểm, tên các loại hoa quả, cây xanh, các loại rau…

VI. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 72

Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước cái đẹp trong thiên nhiên và cuộc sống, các tác phẩm nghệ thuật

- Biểu lộ cảm xúc như vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc khi nghe hát, nghe nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống

- Tham gia tích cực, sáng tạo các hoạt động âm nhạc:biết nhảy theo  nhịp bài hát và sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp bài hát.Thích tham gia múa hát mừng xuân.Cảm nhận được tình cảm các làn điệu dân ca, tình yêu trong các bài  nghe hát

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát,vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

- Nghe các loại nhạc khác nhau và thể hiện thái độ phù hợp với giai điệu bài hát.

- Xem tranh ảnh, nghe nhạc nghe hát : + Màu hoa

+ Hạt gạo làng ta               + Hoa kết trái

+ Lá xanh, Em đi giữa biển vàng

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

- Hát : + Em yêu cây xanh

+ Màu hoa                                   + Quả.

Mục tiêu 78

Trẻ biết vận động minh họa theo lời ca

- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức múa minh họa

- VĐTN : Em yêu cây xanh

Mục tiêu 79

Trẻ biết lựa chọn và thực hiện vận động gõ đệm phù hợp với tiết tấu

- Vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

 - Sử dụng dụng cụ xắc xô, thanh gõ chơi trò chơi âm nhạc

- Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu của bài hát: Thanh gõ, gáo dừa, trống lắc...

- Gõ nhịp theo bài : Sắp đến tết rồi

3. Tạo hình

Mục tiêu 81

Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục

- Thẳng, xiên, ngang, cong, cong tròn... tạo thành bức tranh bức tranh có bố cục rõ ràng, hợp lý.

- Sử dụng màu sắc phối hợp đẹp.

- Vẽ tô màu rau củ quả bé thích

- Vẽ vườn hoa  mùa xuân

- Vẽ tô màu cây xanh

Mục tiêu 82

Trẻ xé, cắt dán theo đường thẳng, đường cong

-  Sử dụng các kỹ năng tạo hình xé, cắt dán theo mẫu.

- Biết phối hợp các kỹ năng xé, cắt dán tạo thành sản phẩm đẹp.

- Cắt dán cây xanh và một số hoa, rau, củ, quả.

- Xé dán quả. Cắt dán hoa. Cắt dán cây xanh

Mục tiêu 84

Trẻ nặn một số sản phẩm đơn giản

- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết theo yêu cầu

- Nặn hoa, quả bé thích

Mục tiêu 85

Trẻ phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm

- Các nguyên liệu tạo hình, phế liệu phế phẩm tạo ra các PTGT, các con vật, hoa, quả… , theo ý thích

- Sử dụng NVL mở:

+ Làm tranh cây, hoa từ lá khô .

- Làm bánh kẹo ngày tết, thiệp chúc tết, trang trí lớp, nhà

V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Tình cảm xã hội

Mục tiêu 90

Trẻ nhận biết và biểu lộ một số trạng thái cảm xúc

- Một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên... qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.

- Nhặt lá, rác trên sân trường.

- Lau chùi vệ sinh lớp, kệ đồ chơi

2. Kỹ năng xã hội

Mục tiêu 99

Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường

- Bỏ rác đúng nơi quy định

- Không ngắt hoa, bẻ cành...

- Chăm sóc cây, hoa góc thiên nhiên của lớp.

+ Trò chuyện về ích lợi của cây xanh, cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

+ Trò chuyện về các loại cây xanh bé thích

+ Thực hành tưới cây, lau lá, gieo hạt, trồng cây.

       

Tháng 4/2019

Chủ đề: HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN

Thời gian thực hiện 4 tuần (Từ ngày 01/4/2019 đến ngày 25/4/2019)

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

  1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, theo nhạc.

- Có khả năng thực hiện đúng bài tập phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp.

 

- Hình thành việc tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển một cách tự tin, khéo léo và nhanh nhẹn.

*Khởi động : Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay,chạy với nhiều tốc độ

*Trọng động : Tập theo nhạc- Tập với gậy - Các động tác tập (4lx4n)

+ Hô hấp: Ngửi hoa .

+ Tay: 02 tay thay nhau đưa thẳng lên cao.

+ Bụng: 02 tay đưa lên cao nghiêng người sang 2 bên.

+ Chân: Ngồi xổm đứng lên.

+ Bật: Bật tách chân.

*Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng, hít thở thả lỏng cơ thể.

1. Phát triển vận động

a. Vận động cơ bản

Mục tiêu 7

Trẻ thực hiện được vận động ném, tung, chuyền bắt bóng

- Đập bắt bóng

 

 - Đập bắt bóng

TCVD: nhảy qua suối

- Ném xa bằng 1 tay

Mục tiêu 9

Trẻ thực hiện bật theo hiệu lệnh, theo yêu cầu, qua vật cản

- Bật sâu 30 - 35cm

 

- Bật sâu 30 - 35cm . TCVĐ: Chèo thuyền

b. Vận động tinh

Mục tiêu 14

Trẻ biết phối hợp các cử động tay mắt để lắp ráp, gấp giấy

- Gập giấy, lắp ghép

Lắp ráp xây dựng khu vui chơi, công viên nước

2. Giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng

  1. Giáo dục dinh dưỡng

Mục tiêu 17

Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm. (Hoạt động Bé TLNT)

- Rau có thể luộc, nấu canh, làm salat,…

- Gạo có thể nấu cơm, nấu cháo, làm bột, ...

- Trứng rán, cá kho, thịt nướng, …

- Trái cây tạo thành nước uống, ăn tươi

- Bé tập làm nội trợ:   + Cắm hoa.

+ Cắt và xếp dưa hấu

+ Cắt xúc xích.

b. Vệ sinh, an toàn

Mục tiêu 21

Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh

- Đội mũ khi ra nắng, mặc ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học, khi ra ngoài.

- Lựa chọn trang phục phù hợp và lợi ích của việc mặc trang phục phù hợp theo thời tiết.

- Đi vệ sinh,  Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Trò chuyện về việc mang trang phù hợp với trời nóng, trời lạnh

- Trò chuyện về một số bệnh đơn giản (sâu răng, cảm cúm, đau bụng…)

- Ích lợi của việc mang trang phục phù hợp với thời thiết

Mục tiêu 23

Trẻ nhận biết và tránh vật dụng nguy hiểm và những nơi không an toàn

- Bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng… là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần

- Ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước ... là những nơi nguy hiểm, không được tới gần.

Bé không đến gần ao hồ, sông suối.

Mục tiêu 24

Trẻ nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở

- Không cười đùa trong khi ăn uống hoặc khi các loại hoa quả có hạt

- Không ăn thức ăn có mùi ôi thiu, không ăn lá, quả lạ, không uống rượu bia, cà phê ...

- Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo

+ Không đi ngoài mưa

+ Không trú dưới cây khi có mưa to

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá Khoa học

Mục tiêu 26

 Trẻ biết thực hiện một số thí nghiệm đơn giản

- Thí nghiệm với nước (chất tan-không tan; vật chìm-vật nổi,...); các dạng biến đổi của nước (lỏng – rắn – khí, màu sắc của nước)

- Thí nghiệm với không khí (...)

- Nước có màu, mùi, vị gì?

- Cái gì tan trong nước

- Vật chìm - vật nổi

Mục tiêu 27

 Trẻ biết một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng

- Phản ứng xảy ra giữa nước với các loại gia vị, màu sắc, ...

- Mối quan hệ giữa không khí với môi trường sống

- Vì sao có các hiện tượng gió, mưa, sấm chớp,...

- Trò chuyện về ảnh hưởng của thời tiết đến cây cối, con vật

- Tưới nước cho cây, hái lá khô …, chăm sóc con vật, cho ăn, tắm …

- Khám phá sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

Mục tiêu 30

Trẻ nhận ra dấu hiệu đặc trưng của các mùa, những ảnh hưởng của chúng

- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng  của  chúng  đến  sinh hoạt của con người

- Trẻ biết thứ tự các mùa trong năm: mùa xuân là mùa đầu tiên của các mùa trong năm.

Mục tiêu 31

Trẻ nhận ra ngày và đêm; biết không khí, các nguồn sáng và ảnh hưởng của nó.

- Sự khác nhau giữa ngày và đêm (quang cảnh)

- Không khí, các nguồn sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây cối.

+ Nhận biết thời gian trong ngày.

Trò chơi: trời tối trời sáng

+ Nhận biết các buổi : sáng, trưa, chiều, tối qua kinh nghiệm và hình ảnh minh họa

+ Con người với ánh sáng và không khí. Trò chơi: không khí có từ đâu?  Nhốt không khí vào túi

2. Làm quen với Toán

Mục tiêu 49

Trẻ biết tách  gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5

- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm rồi nói kết quả .

- Tách một nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ

- Đếm các đám mây đến 10 và đếm theo khả năng.

- Tách 2 nhóm trong phạm vi 4

- Số lượng 5

Mục tiêu 50

Trẻ nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

- Số nhà, số điện thoại, biển số xe…

- Xem lịch (thứ, ngày); tập xem giờ

- Tập xem lịch, quan sát thời tiết

- Tập xem giờ, nhận biết các hoạt động diễn ra trong ngày

Mục tiêu 54

Trẻ biết  mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày

- Các buổi sáng, trưa, chiều, tối

- Tuần có 7 ngày, các ngày trong tuần

- Các buổi sáng, trưa, chiều, tối

- Tuần có 7 ngày

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP

1. Nghe hiểu

Mục tiêu 60

Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại

- Trả lời các câu hỏi trọn câu, đủ đúng cấu trúc,  và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì?; ở đâu?; Khi nào? Để làm gì? thế nào?...

- Kể về các nguồn nước và hiện tượng tự nhiên

Mục tiêu 61

Trẻ chú ý nghe và hiểu nội dung khái quát các tác phẩm văn học

- Nghe và hiểu nội dung các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, các câu chuyện kể, chuyện đọc … phù hợp với độ tuổi

Truyện: Đám mây đen xấu xí, cô mây, câu chuyện của giọt nước, giọt nước tí xíu

2. Nói, diễn đạt câu

Mục tiêu 63

Trẻ biết nghĩa và phát âm rõ các từ khó

- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó trong các tác phẩm văn học (thơ, truyện), trong cách phát âm các âm và các từ, tiếng,...

*  Ca dao đồng dao tục ngữ :

+ Ông sấm ông sét

+ Ông sảo ông sao

+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm

Mục tiêu 65

Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự

- Mô tả các sự vật, hiện tượng  trong tranh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.

- Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Trò chơi: mô tả theo tranh

“nước có từ đâu?

 - Trang phục, tiết kiệm, Thiên nhiên, trăng…

3. Đọc, viết

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

- Đọc thuộc, thể hiện nhịp điệu khi đọc các bài thơ

- Đọc thuộc và hiểu nội dung các ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

* Thơ:      + Chị gió    + Trên trời

+ Nắng     + Trăng      +Mưa

+ Bốn mùa ở đâu.       + Trên trời

Mục tiêu 69

Trẻ biết cầm sách đúng chiều, và giở từng trang để xem tranh ảnh, “Đọc” sách theo tranh minh họa

- Đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới

- Đọc ngắt nghỉ sau các dấu câu phù hợp.

- Đọc vẹt

- Nghe đọc các loại sách khác nhau.

- Bé đọc sách cùng cô

- Sắp xếp  sách vở ở góc học tập, lau chùi vệ sinh góc…

IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Mục tiêu 72

Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước cái đẹp trong thiên nhiên và cuộc sống, các tác phẩm nghệ thuật

- Biểu lộ cảm xúc như vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc khi nghe hát, nghe nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống

- Giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Vệ sinh môi trường xanh – sạch - đẹp.

- Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp quanh mình.

1. Giáo dục âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

Hát:Cho tôi đi làm mưa với, Cháu vẽ ông mặt trời,chú bộ đội ở trên điểm tựa, A mùa xuân đẹp lắm, Nắng sớm. Đếm sao

Mục tiêu 78

Trẻ biết vận động minh họa theo lời ca

- Vận động minh họa theo nội dung bài hát

- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức múa minh họa

VĐMH: Cháu vẽ ông mặt trời, cho tôi đi làm mưa với, Đừng đi đằng kia có mưa rơi.

2. Tạo hình

Mục tiêu 81

 Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục

- Thẳng, xiên, ngang, cong, cong tròn... tạo thành bức tranh bức tranh có bố cục rõ ràng, hợp lý.

- Sử dụng màu sắc phối hợp đẹp.

- Vẽ ông mặt trời, vẽ tô màu cảnh mùa hè…vẽ cầu vồng, tô màu tranh tắm biển.

- Vẽ và tô màu những chiếc ô

Mục tiêu 82

Trẻ xé, cắt dán theo đường thẳng, đường cong

-  Sử dụng các kỹ năng tạo hình xé, cắt dán theo mẫu.

- Biết phối hợp các kỹ năng xé, cắt dán tạo thành sản phẩm đẹp.

- Xé dán mặt trời và đám mây

- Xé dán ông mặt trời với nhiều tia nắng.

- Cắt đường thẳng làm tia nắng.

 

Mục tiêu 84

Trẻ nặn một số sản phẩm đơn giản

- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết theo yêu cầu

- Vo giấy vụn làm quả cầu

- Nhào đất nặn miết, vuốt, véo làm thành các ngôi sao, làm hạt mưa.

Mục tiêu 86

Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình.

- Ý tưởng  và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích

- Đặt tên cho sản phẩm của mình

- Sử dụng NVL mở:

+ Làm khung trang treo hiện tượng thời tiết .

+ Làm tranh mưa, mây từ lá khô .

+ Tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

Mục tiêu 87

Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình

- Qua cách thể hiện bố cục trong bức tranh

- Qua cách sử dụng và phối hợp màu sắc

- Qua cách sử dụng đường nét, hình dáng để thể hiện ý tưởng, thẩm mỹ của cá nhân.

Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét của mình và của bạn

V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Tình cảm

Mục tiêu 90

Trẻ nhận biết và biểu lộ một số trạng thái cảm xúc

- Một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên... qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.

- Yêu thích cảnh dẹp của thiên nhiên và mong muốn được giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.

2. Kỹ năng xã hội

Mục tiêu 97

Trẻ phân biệt hành vi «đúng, sai, tốt, xấu»

- Một số hành vi «đúng, sai, tốt, xấu» (Vệ sinh dinh dưỡng, an toàn giao thông, an toàn bản thân,..)

- Nhận xét về hành vi đó

- Trò chơi: đổ nước vào chai, tưới cây, xây ao hồ, đập nước, thả thuyền, thổi bong bóng nước,quán giải khát, cửa hàng đồ uống….

- Tưới cây, chăm sóc vườn…

Mục tiêu 102

Trẻ biết tiết kiệm điện, nước

- Không để nước tràn khi rửa tay, khi đi vệ sinh

- Nhắc nhở người lớn tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng

- Trò chuyện về sự cần thiết giữ gìn nguồn nước sạch và tiết kiệm nước. Khẩu hiệu: Bé ơi nhớ mở nước nhỏ nhé

- Tchuyện về ích lợi và sự cần thiết của điện và tiết kiệm điện. Tắt điện khi không cần thiết

Tháng 03/2019

Chủ đề: Mừng ngày hội 8/3 ( Thực hiện 1 tuần)

Từ ngày 04/03/2019đến ngày 8/03/2019)

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

  1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
  1. Vận động cơ bản

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiên đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

◊  Khởi động: Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay,chạy với nhiều tốc độ.

◊ Trọng động: (Tập theo nhạc- Tập với hoa, nơ, gậy - Các động tác tập (4lx4n) .

* Hô hấp: Gà gáy ,  Gó thổi vù…vù

* Tay:  Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay lên vai

* Bụng: Đứng cúi gập người về trước

*Chân: Đứng co 1 chân vuông góc . Đưa 1 chân ra trước khuỵu gối.

* Bật:  Tiến về trước/ Bật chân trước,chân sau/ Bật nhảy tại chỗ                      

◊ Hồi tĩnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể

Vận động tinh

Mục tiêu 13

Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay, tay- mắt trong một số hoạt động

- Vo, xoáy, xoắn, vặn, vuốt, miết,

- Ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối...

- Nặn các con vật gần gũi, quen thuộc

- TCDG: Kéo cưa lừa xẻ, Bịt mắt bắt dê. Dung dăng dung dẻ. Chi chi chành chành, Thả đĩa ba ba, Xỉa cá mè.

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

2. Khám phá xã hội

Mục tiêu 44

Trẻ biết một số lễ hội và danh lam thắng cảnh đất nước

- Ngày 8.3 (Ngày hội của Bà, Mẹ và cô giáo)

- Trò chuyện về ngày  PN 08.3

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP XÃ HỘI

Mục tiêu 65

Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự

- Mô tả các sự vật, hiện tượng  trong tranh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.

+ Tập kể lại chuyện sáng tạo theo chủ đề.(HĐC)

3. Đọc, viết

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

- Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Bài thơ: mồng 8/3

 

IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát,vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

- Nghe các loại nhạc khác nhau.

- Nghe hát:

+ Mừng ngày 8/3

 

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

- Dạy hát: Ngày vui 8/3

Mục tiêu 78

Trẻ biết vận động minh họa theo lời ca

- Vận động minh họa theo nội dung bài hát

- Múa minh họa

- Sắp đến 8/3

Mục tiêu 79

Trẻ biết lựa chọn và thực hiện vận động gõ đệm phù hợp với tiết tấu

- Vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

 - Sử dụng dụng cụ xắc xô, thanh gõ chơi trò chơi âm nhạc

- Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu của bài hát: Thanh gõ, gáo dừa, trống lắc...

 

+ Vỗ tay theo phách: Quà 8/3

- Trò chơi âm nhạc: + Tạo dáng

 

3. Tạo hình

Mục tiêu 82

 Trẻ xé, cắt dán theo đường thẳng, đường cong

-  Sử dụng các kỹ năng tạo hình xé, cắt dán.

+ Xé dán hoa                

+ Cắt dây xúc xích trang trí ngày hội 8/3

       

Tháng 03/2019

ĐỘNG  VẬT BÉ YÊU (3 tuần)

Thời gian thực hiện từ ngày 11/03/2019  đến ngày 29/03/2019

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

  1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
  1. Vận động cơ bản

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiên đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

◊  Khởi động: Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay,chạy với nhiều tốc độ.

◊ Trọng động: (Tập theo nhạc- Tập với hoa, nơ, gậy - Các động tác tập (4lx4n) .

* Hô hấp: Gà gáy ,  Gó thổi vù…vù

* Tay:  Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay lên vai...    Hai tay đưa ra trước lên cao. Hai tay quay dọc thân. Hai tay đưa ra trước lên cao    

 * Bụng: Đứng cúi gập người về trước.  Đứng cúi người tay chạm ngón chân

. Nghiêng người sang 2 bên  

. Nghiêng người sang 2 bên                  

*Chân:   Đứng co 1 chân vuông góc . Đưa 1 chân ra trước khuỵu gối. Đứng đưa 1 chân ra trước. Đứng lên ngồi xổm                      

 * Bật:  Tiến về trước/ Bật chân trước,chân sau/ Bật nhảy tại chỗ                      

◊ Hồi tĩnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể

a, Vận động thô

Mục tiêu 4

Trẻ phối hợp chân, tay bò bằng bàn tay, bàn chân

- Bò trong đường dzich dzăc, TCVĐ: Gấu và người thợ săn.                           

- Trò chơi VĐ: Cáo ơi! Ngủ à, Ếch nhảy về hang, Bắt chước tạo dáng,  Đua vịt. Gà gáy vịt kêu. Bắt vịt con, Về đúng nơi ở. Cáo và Thỏ, Sói và dê,Tha mồi về tổ. Bắt bướm, Con muỗi. Cò bắt ếch. Bắt cua.

Mục tiêu 5

Trẻ biết phối hợp chân nọ tay kia, mắt nhìn trước để trườn theo hướng thẳng.

- Trườn theo hướng thẳng 1.5-2m     - TCVĐ: Mèo và chim sẻ.Thỏ đổi chuồng                                   

- Trườn sấp kết hợp chui qua cổng

Mục tiêu 9

Trẻ thực hiện bật theo hiệu lệnh, theo yêu cầu, qua vật cản

- Bật chụm chân liên tục vào 5 ô (T3)

- TCVĐ: Nhảy qua dây

Mục tiêu 13

Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay, tay- mắt trong một số hoạt động

- Vo, xoáy, xoắn, vặn, vuốt, miết,

- Ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối...

  1. Vệ sinh, dinh dưỡng

a, Dinh dưỡng

Mục tiêu 17

Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm.

- Bánh mì có nhiều tinh bột, xúc xích nhiều đạm, trứng có nhiều canxi,….

 - Trái cây tạo thành nước uống

- BTLNT: + Pha nước cam

+ Bánh mì kẹp xúc xích

+ Bóc vỏ trứng     + Pha nước dừa

b, Vệ sinh, an toàn

Mục tiêu 24

Trẻ nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở

- Không tự chọc phá các con vật 

- Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo

- Xem hình ảnh T/chuyện về bệnh cúm gia cầm và cách phòng tránh.

- T/chuyện về mối nguy hiểm khi tiếp xúc với động vật.

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

Mục tiêu 27

Trẻ biết một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng

- Mối quan hệ giữa con vật với môi trường sống

- Sự biến đổi của gió

- Cá sống được ở đâu? (HĐNT)

- Điều kỳ diệu của gió

Mục tiêu 29

Trẻ biết quá trình sinh trưởng và phát triển của các con vật

- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống

- Quá trình sinh trưởng của  con vật

- Cách chăm sóc, bảo vệ con vật

- Xếp tranh: sự lớn lên  của ếch, gà,bướm.

- Trò chuyện thảo luận về cách kiếm mồi và vận động của các con vật.

2. Khám phá xã hội

Mục tiêu 41

Trẻ biết đặc điểm bên ngoài của  một số con vật gần gũi

 

- Đặc điểm cấu tạo bên ngoài của  con vật gần gũi và lợi ích của chúng đối với con người.

- So sánh sự giống và khác nhau của 2 - 3  con vật.

- Phân loại con vật theo 1-2 dấu hiệu

- Một số con vật nuôi trong gia đình, trong rừng, dưới nước, côn trùng... (Tên gọi, đặc điểm, ích lợi, tác hại,  môi trường sống, thức ăn, cách chăm sóc, bảo vệ ...)

- Nối các con vật đúng với thức ăn của nó

  1. Làm quen với biểu tượng Toán sơ đẳng

Mục tiêu 46

Trẻ so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5

- So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5

- Đếm đến 5 nhận biết nhóm có 5 đối tượng.

- Thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 5

Mục tiêu 49

Trẻ biết tách  gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5

- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm rồi nói kết quả .

- Tách một nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ

- Khoanh tròn các con vật có cùng loại thức ăn, có cùng nơi sinh sống và đúng theo số lượng 5.

- Gộp 2 đối tượng trong phạm vi 5 - Chia số lượng 5 thành 2 thành phần

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP XÃ HỘI

1. Nghe hiểu

Mục tiêu 58

Trẻ nghe, hiểu nghĩa của một số từ khái quát,  sử dụng các từ chỉ sự vật, đặc điểm và hoạt động

- Hiểu và sử dụng từ Động vật

- Các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm

- Trò chuyện hàng ngày về các con vật gần gũi, thân quen với trẻ

- Xem phim các hoạt động của con vật

Mục tiêu 60

Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại

- Trả lời các câu hỏi trọn câu, đủ đúng cấu trúc, và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì?; ở đâu?; Khi nào? Để làm gì? thế nào?...

- Nghe và hiểu nội dung các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, các câu chuyện kể, chuyện đọc … phù hợp.

- Truyện kể:  Gà trống và vịt

+ Chuyện cậu gà tồ               + Cá cũng biết leo cây

+ Vì sao gà chẳng biết bơi     + Chim gõ kiến

2. Nói, diễn đạt

Mục tiêu 63

Trẻ biết nghĩa và phát âm rõ các từ khó

- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó: ….

- Luyện phát âm các từ khó trong bài thơ, câu chuyện theo chủ điểm.

- Chơi trò chơi: Cho bạn

Mục tiêu 65

Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự

- Mô tả các sự vật, hiện tượng  trong tranh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.

+ Tập kể lại chuyện sáng tạo theo chủ điểm.

3. Đọc, viết

Mục tiêu 67

Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

- Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Bài thơ: + Có chú gà con. Gà mẹ đếm con. Nghé con. Con vỏi con voi

- Đồng dao: Con công hay múa

Con chuồn chuồn/ Đuổi con se sẻ

Con cò ngủ ở gốc cây đa

Con chim hay hót/ Con cua mà có hai càng

Câu đố: Con trai, Con hến, Con tôm, Con nghé , Con bê, Con thỏ con chim sâu, Con gõ kiến

Mục tiêu 69

Trẻ biết cầm sách đúng chiều, và giở từng trang để xem tranh ảnh, “ Đọc” sách theo tranh minh họa

- Đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới)

- Đọc ngắt nghỉ sau các dấu

- Đọc vẹt

- Nghe đọc các loại sách khác nhau.

- Đọc các loại sách có liên quan đến chủ đề: Chú gà trống kêu căng, Cáo, thỏ, gà trống

- Đọc truyện qua tranh vẽ. Tập trẻ kể chuyện theo tranh vẽ về chủ đề con vật.

Mục tiêu 71

Trẻ biết sử dụng ký hiệu để  «viết»

- Nhận dạng một số chữ cái

- Tập tô, tập đồ các nét chữ.

- Sao chép tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng... theo hướng viết của các nét chữ

- Tập tô các nét chấm mờ  hình ảnh con vật về chủ điểm.

 - Tập đọc thơ chữ to trên tường, đọc từ trái qua phải, hết dòng này đến dòng khác.

- Xem sách, truyện tranh về chủ điểm.

IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát,vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

- Nghe các loại nhạc khác nhau.

- Nghe hát:     + Chị ong nâu và em bé

+ Chú voi con ở bản đôn

+ Chú mèo con         + Em như chim câu trắng

+ Lý quạ kêu, Con còng con cua, Gà gáy le te,

Mục tiêu 74

Trẻ thích thú ngắm nhìn tác phẩm tạo hình

- Ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm để nói lên cảm xúc của mình về màu sắc, hình dáng... của các tác phẩm tạo hình

- Nhận xét sản phẩm

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

- Dạy hát: Gà gáy le te, Con chuồn chuồn, chú voi con ở Bản Đôn

Mục tiêu 78

Trẻ biết vận động minh họa theo lời ca

- Vận động minh họa theo nội dung bài hát

- Múa minh họa

- Cá vàng bơi.

Mục tiêu 79

Trẻ biết lựa chọn và thực hiện vận động gõ đệm phù hợp với tiết tấu

- Vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

 - Sử dụng dụng cụ xắc xô, thanh gõ chơi trò chơi âm nhạc

- Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu của bài hát: Thanh gõ, gáo dừa, trống lắc...

+ Vỗ tay theo nhịp: Thật là hay

+ Vỗ tay theo phách: Quà 8/3

- Trò chơi âm nhạc: + Tạo dáng

+ Nhạc trưởng          + Nhận hình đoán tên bài hát

+ Những nốt nhac vui      + Năm chú vịt

3. Tạo hình

Mục tiêu 81

Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh bức tranh có màu sắc và bố cục

- Thẳng, xiên, ngang, cong, cong tròn... tạo thành bức tranh bức tranh có bố cục rõ ràng, hợp lý.

- Sử dụng màu sắc phối hợp đẹp.

+ Vẽ con vật sống dưới biển.

+ Vẽ các con vật theo ý thích.

Mục tiêu 82

 Trẻ xé, cắt dán theo đường thẳng, đường cong

-  Sử dụng các kỹ năng tạo hình xé, cắt dán.

- Xé dán các con vật theo ý thích.

+ Làm con sâu                 + Xé dán quả trứng.

Mục tiêu 83

 Trẻ biết dùng giấy để gấp, xếp hình  đơn giản

- Gấp, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, hình dáng, đường nét khác nhau

- Gấp con ếch, con cá, con chim...( HĐNT)

Mục tiêu 84

Trẻ nặn một số sản phẩm đơn giản

- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có nhiều chi tiết

- Nặn các con vật trong rừng, trong gia đình, dưới nước, côn trùng..

+ Nặn các con vật theo ý thích.

Mục tiêu 85

Trẻ phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm

- Các nguyên liệu tạo hình, phiếu liệu phế phẩm tạo ra các PTGT, các con vật, hoa, quả… , theo ý thích

- Làm dây vòng tay, cổ từ ốc sò...

- Tạo hình các con vật từ những nguyên vật liệu thiên nhiên.

- Làm tranh chủ điểm từ các nguyên vật liệu phế thải

V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Tình cảm xã hội

Mục tiêu 90

Trẻ nhận biết và biểu lộ một số trạng thái cảm xúc

- Một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên... qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.

Thực hiện các hoạt động quan sát các con vật thực tế (HĐNT)

2. Kỹ năng xã hội

Mục tiêu 97

Trẻ phân biệt  hành vi « đúng , sai, tốt, xấu »

- Một số hành vi « đúng , sai, tốt, xấu » (Bảo vệ các con vật có lợi, diệt trừ các con vật có hại)            - Nhận xét về hành vi đó

- Trò chuyện về những con vật bé yêu.

- Trò chuyện về ích lợi, tác hại. Cách chăm sóc, bảo vệ của một số vật nuôi.

Tháng 02/2019

Chủ đề: GIAO THÔNG

Thời gian thực hiện 4 tuần (Từ ngày 28/01/2019 đến ngày 01/03/2019)

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

  1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
  1. Vận động cơ bản

Mục tiêu 1

Trẻ thực hiên đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

1.Khởi động: Đi kết hợp các kiểu chân: đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh bàn chân, kết hợp xoay cổ tay ngón tay,chạy với nhiều tốc độ.

2.Trọng động: Tập theo nhạc- Tập với hoa, nơ, gậy - Các động tác tập (4lx4n)

- Hô hấp : Còi tàu tu….tu , thổi bóng. 

- Tay: Hai tay đưa ngang, gập khuỷu tay sau gáy. Hai tay đưa ra trước gập trước ngực.

- Bụng: Ngồi duỗi chân cuối gập người về trước. Quay người sang hai bên.

- Chân: Bước 1 chân ra trước khuỵu gối. Ngồi khuỵu gối.

- Bật: tách khép chân .Bật tiến về trước.

3. Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng, hít thở thả lỏng cơ thể.

a, Vận động thô

Mục tiêu 4

 Trẻ phối hợp chân, tay bò bằng bàn tay, bàn chân

- Bò bằng bàn tay bàn chân, TCVĐ: bánh xe quay

- Trò chơi: Đạp xe đạp, Thuyền về bến, ngừơi tài xế giỏi

Mục tiêu 6: Trẻ biết phối hợp chân tay để trèo

- Trèo lên xuống thang, TCVĐ: đèn xanh đèn đỏ

Mục tiêu 7

 Trẻ thực hiện được vận động ném, tung, chuyền bắt bóng

- Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay, TCVĐ: thuyền về bến

- Tung bắt bóng với người đối diện, TCVĐ: ô tô và chim sẻ

b, Vận động tinh

Mục tiêu 13

 Trẻ biết phối hợp cử động ngón tay, bàn tay, tay- mắt trong một số hoạt động

- Vo, xoáy, xoắn, vặn, vuốt, miết,

- Ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối...

- Nặn hình ô tô (HĐG)

- Gắn nối đèn giao thông (HĐG)

Mục tiêu 14

 Trẻ biết phối hợp các cử động tay mắt để lắp ráp, gấp giấy

- Xây dựng, lắp ráp với 10 – 12 khối

- Gập giấy, lắp ghép

- Xây dựng ngã tư đường phố

- Gấp máy bay, lắp ghép PTGT (ô tô, tàu lửa,..) bằng khối

  1. Vệ sinh, dinh dưỡng

a, Dinh dưỡng

Mục tiêu 17

 Trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm.

- Rau có thể luộc, nấu canh, làm salat,…

 - Trái cây tạo thành nước uống

- BTLNT: + Pha nước cam             + Nhặt rau

+ Trộn salat đậu cove            + Sinh tố đu đủ     

b, Vệ sinh, an toàn

Mục tiêu 25

 Trẻ nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ

- Gọi người giúp đỡ khi bị lạc đường, nói được tên, địa chỉ, số điện thoại của người thân.

- Cháy, có người rơi xuống nước

- Ngã chảy máu, va chạm bầm tím, ...

- Ứng xử khi bị lạc ở nơi công cộng (đi siêu thị, đi chợ): biết gọi hoặc nhờ người giúp đỡ (Hoạt động tham quan, dã ngoại)

II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá khoa học

Mục tiêu 27

 Trẻ biết một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng

- Pha nước đường, pha màu/ đường/ muối vào nước,

- Thêm đường/ muối nên  nước ngọt/ mặn hơn

Thực hiện thí nghiệm pha màu nước (pha 2 màu tạo thành một màu mới, gọi tên màu vừa mới pha) (HĐNT)

2. Khám phá xã hội

Mục tiêu 36

 Trẻ biết dặc điểm công dụng của một số phương tiện giao thông

- Đặc điểm, công dụng của một số PTGT.

- So sánh sự giống và khác nhau của 2-3 PTGT

- Phân loại theo 1- 2 dấu hiệu

- QS tìm hiểu một số loại PTGT đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt.

- Phân loại các phương tiện giao thông quen thuộc, phổ biến (các bộ phận, hình dáng, âm thanh, tốc độ…) theo công dụng và gọi đúng tên, theo nơi hoạt động, tìm dấu hiệu chung và gọi tên

Mục tiêu 44

 Trẻ biết một số lễ hội và danh lam thắng cảnh đất nước

- Ngày 10.3 Âm lịch (Giỗ tổ Hùng Vương)

- Ngày giải phóng đất nước (30.4)

- Xem phim các hoạt động diễn ra trong ngày 10.3 Âm lịch (Giỗ tổ Hùng Vương) (HĐ chiều)

- Xem phim tư liệu về ngày giải phóng đất nước (30.4) các hoạt động nổi bật (treo cờ tổ quốc, văn nghệ,...) (HĐ chiều)

  1. Làm quen với biểu tượng Toán sơ đẳng

Mục tiêu 50

 Trẻ nhận biết ý nghĩa của các con số sử dụng trong cuộc sống

- Số nhà, số điện thoại, biển số xe…

- Xem lịch (thứ, ngày); tập xem giờ

- Quan sát và đọc biển số xe máy, xe ô tô (HĐNT)

- Nối số lượng tương ứng với chữ số (HĐG)

Mục tiêu 51

 Trẻ chỉ ra các điểm giống và khác nhau giữa hai hình hình học

- So sánh sự giống và khác nhau của các hình vuông - chữ nhật,  tròn - tam giác

- Chắp, ghép các hình hình học để tạo thành  hình mới theo ý thích và theo yêu cầu

- Ghép các  hình đã học ( Tròn, vuông ,tam giác, chữ nhật..) thành các đoàn tàu và các PTGT theo ý thích. (HĐG)

Mục tiêu 52

 Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp ít nhất 3 đối tượng và sao chép lại

- So sánh phát hịên quy tắc và sắp xếp theo quy tắc

- Sắp xếp 2 đối tượng theo quy tắc 2-1

Mục tiêu 53

 Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ  vị trí so với người khác

-  Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với người khác  (Phía trước – Phía sau; trên – dưới; phải- trái)

- Xác định phía phải – phía trái so với bản thân

III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP XÃ HỘI

1. Nghe hiểu

Mục tiêu 61

 Trẻ nghe, hiểu nghĩa của một số từ khái quát,  sử dụng các từ chỉ sự vật, đặc điểm và hoạt động

- Hiểu và sử dụng từ PTGT

- Các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm

- Sắp xếp và phân nhóm PTGT theo nơi hoạt động (HĐG)

Mục tiêu 60

 Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại

- Trả lời các câu hỏi trọn câu, đủ đúng cấu trúc, và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì?; ở đâu?; Khi nào? Để làm gì? thế nào?...

- Nghe và hiểu nội dung các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, các câu chuyện kể, chuyện đọc … phù hợp với độ tuổi

- Trò chuyện, đàm thoại về các PTGT quen thuộc (Đón –trả trẻ)

- Nghe đọc thơ, kể chuyện, các bài hát theo chủ đề (HĐ chiều)

- Nghe kể chuyện: Kiến con đi ô tô. Cái hố bên đường. Truyện của con kiến. Xe đạp con trên đường phố.

2. Nói, diễn đạt

Mục tiêu 62

 Trẻ biết nói rõ nội dung để người nghe có thể hiểu được.

- Nói rõ, diễn đạt đủ ý để người nghe có thể hiểu được

- Xem tranh ảnh sau đó mô tả về các phương tiện Giao thông

- Kể chuyện: Qua đường, Xe lu và xe ca.

Mục tiêu 63

 Trẻ biết nghĩa và phát âm rõ các từ khó

- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó: ….

- Một số từ khó trong câu chuyện, bài thơ như : Tàu thủy, xe cần cẩu, xe chữa cháy, con rắn thép.

Mục tiêu 65

 Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự

- Mô tả các sự vật, hiện tượng  trong tranh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.

- Kể chuyện sáng tạo về chủ đề Giao thông.

3. Đọc, viết

Mục tiêu 67

 Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao

- Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Đọc thơ: con đường của bé, giúp bà, khuyên bạn, ước mơ của tý.

- Câu đố: thuyền buồm, tàu thủy, tàu hỏa, nhà ga

- Đồng dao: Đi cầu đi quán

Mục tiêu 69

 Trẻ biết cầm sách đúng chiều, và giở từng trang để xem tranh ảnh, “ Đọc” sách theo tranh minh họa

- Đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới,)

- Đọc ngắt nghỉ sau các dấu.     - Đọc vẹt

- Nghe đọc các loại sách khác nhau.

- Xem truyện tranh về ptgt: vì sao thỏ cụt đuôi, xe lu và xe ca

- Đọc: các loại sách luật an toàn giao thông.  1 số luật lệ  an toàn giao thông đường bộ , đường sát …. Bé đọc sách cùng cô.

Mục tiêu 70

 Trẻ nhận biết một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống

- Một số kí hiệu đơn giản, thông thường:

+ Đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh, cấm lửa,

+ Nơi nguy hiểm,  biển báo giao thông ; đường cho người đi bộ.....

- Làm biển báo giao thông

- Trò chơi mới: : Đèn xanh đèn đỏ,  ô tô  vào bến, thuyền về  bến, Về đúng bến nhà mình. Chọn biển báo giao thông theo yêu cầu.

Mục tiêu 71

 Trẻ biết sử dụng ký hiệu để  «viết»

- Nhận dạng một số chữ cái

- Tập tô, tập đồ các nét chữ.

- Sao chép tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng... theo hướng viết của các nét chữ

- ô chữ rỗng tên một số PTGT đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. (HĐG)

IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc

Mục tiêu 73

 Trẻ biết thể hiện cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát

- Hát,vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

- Nghe các loại nhạc khác nhau.

- Nghe hát: + Chiếc thuyền nan

+ Anh phi công ơi              + Biển chỉ đường

Mục tiêu 74

Trẻ thích thú ngắm nhìn tác phẩm tạo hình

- Ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm để nói lên cảm xúc của mình về màu sắc, hình dáng... của các tác phẩm tạo hình

- Nhận xét sản phẩm

Mục tiêu 75

Trẻ chú ý thích thú  khi được thể hiện vai chơi

- Nhận và thể hiện vai chơi phù hợp

- Có sự phân công, phối hợp trong khi chơi

- Phân vai Bé là cảnh sát giao thông (người chỉ dẫn giao thông). Quày bán vé.

- Góc xây dựng, lắp ráp : Chơi xây dựng bãi đậu xe, ngã tư đường phố,… Ráp hình: hình ô tô, dựng biển báo trên đường bộ.

2. Giáo dục Âm nhạc

Mục tiêu 76

Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời.

- Hát đúng giai điệu, lời ca,  rõ lời.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ

- Hát các bài hát:             + Đi xe đạp

+ An toàn giao thông     + Đi đâu mà vội mà vàng

Mục tiêu 78

Trẻ biết vận động minh họa theo lời ca

- Vận động minh họa theo nội dung bài hát

- Múa minh họa

- VĐMH:    + Đường em đi

+ Bác đưa thư vui tính

Mục tiêu 79

Trẻ biết lựa chọn và thực hiện vận động gõ đệm phù hợp với tiết tấu

- Vỗ tay, gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

 - Sử dụng dụng cụ xắc xô, thanh gõ chơi trò chơi âm nhạc

- Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu của bài hát: Thanh gõ, gáo dừa, trống lắc...

- Gõ đệm theo nhịp: Em  đi chơi thuyền

- Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh, ai đoán giỏi, nghe tiếng hát tìm phương tiện giao thông.

3. Tạo hình

Mục tiêu 80: Trẻ tô màu kín hình vẽ và đều

- Tô kín hình và đều màu, phối màu phù hợp

- Vẽ: máy bay trực thăng, thuyền buồm.

- Vẽ tô màu một số PTGT: tàu hỏa, ô tô

- Tô màu đèn GT và biển báo GT phù hợp.

Mục tiêu 81

 Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục

- Thẳng, xiên, ngang, cong, cong tròn... tạo thành bức tranh bức tranh có màu sắc và bố cục

- Vẽ ô tô (Mẫu)

- Vẽ ngã tư đường phố (HĐG)

Mục tiêu 82

 Trẻ xé, cắt dán theo đường thẳng, đường cong

-  Sử dụng các kỹ năng tạo hình xé, cắt dán.

- Xé dán máy bay trực thăng

- Cắt dán đèn tín hiệu giao thông.

Mục tiêu 85

 Trẻ phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm

- Các nguyên liệu tạo hình, phiếu liệu phế phẩm tạo ra các PTGT, các con vật, hoa, quả… , theo ý thích

- Làm PTGT từ nguyên vật liệu phế thải

Mục tiêu 87

 Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình

- Màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục, ý tưởng

- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét của mình và của bạn  về một số PTGT và luật giao thông.

V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Tình cảm xã hội

Mục tiêu 89

Trẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao

- Sở thích của bản thân (Điều bé thích, không thích)

- Khả năng (những việc bé có thể làm được)

Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu

2. Kỹ năng xã hội

Mục tiêu 97

 Trẻ phân biệt  hành vi « đúng , sai, tốt, xấu »

- Một số hành vi « đúng , sai, tốt, xấu » (Vệ sinh dinh dưỡng, an toàn giao thông, an toàn bản thân,..)

- Nhận xét về hành vi đó

+ Trò chuyện về 1 số hành vi đúng sai khi tham gia các PTGT, nếp sống văn minh của người tham gia Giao thông: (xếp hàng mua vé, giữ trật tự, không vứt rác bừa bãi…). Chọn, đánh dấu hoặc tô màu những hình ảnh, mà bé cho đó là hành vi đúng hoặc sai , tốt hoặc xấu khi tham gia Giao thông

Mục tiêu 103

 Trẻ biết thực hiện an toàn khi tham gia giao thông

- Tham gia giao thông đúng luật, an toàn

- Tuân thủ chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, biển báo chỉ dẫn,…

+ Không đùa giỡn, không thò đầu thò tay ra ngoài khi đi trên các loại PTGT.

+ Trò chuyện về 1 số quy định đơn giản của luật GT đường bộ, đừơng sắt, đường thủy và đường hàng không. + Nhận biết, phân biệt 1 số biển hiệu đơn giản về giao thông.

 

  • Ngày cập nhật: 24/07/2022
  • Ngày đăng: 24/07/2022
In nội dung

CHUYÊN ĐỀ LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

LĨNH VỰC  PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI

  • Chủ điểm: Gia đình
  • Hoạt động: Khám phá đèn pin
  • Giáo viên    :  Trần Thị Thanh Thu
  • Lớp             : 4-5 tuổi A
  • Thời gian     : 25-30 phút
  • Ngày dạy      : 29/11/2018
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

-Trẻ biết được cấu tạo cơ bản, cách lắp pin và sử dụng đèn pin led siêu sáng.

-Trẻ có kĩ năng tháo lắp pin, bật tắt nút công tắc đèn.

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Trẻ yêu thích và biết cách sử dụng đèn pin khi cần thiết.

II.CHUẨN BỊ

- Đồ dùng của cô: Nhạc bài “Ngôi nhà thân yêu”, “ Điều kì lạ quanh ta”.

- Đồ dùng của trẻ: Rổ vuông, đèn pin led loại nhỏ, pin tiểu, 3 cái bàn

- Môi trường hoạt động: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng.

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

         

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

Thu hút: 2-3 phút

Cô tập trung trẻ và vận động bài hát “Ngôi nhà thân yêu”

- Cho trẻ đàm thoại về 1 số đồ dùng trong gia đình

- Cô dẫn dắt giới thiệu bài.

Hoạt động 1: ( 20- 22 phút) Hướng dẫn trẻ sử dụng đèn pin

- Cô xuất hiện đèn pin. Cho trẻ gọi tên đồ dùng cô vừa xuất hiện.

- Cho trẻ nói đặc điểm cấu tạo của đèn pin

- Gọi 1 trẻ lên tháo lắp đèn pin. Cho trẻ nêu cách sử dụng đèn pin

- Cô khái quát  lại cách tháo lắp đèn pin

+ Đèn pin gồm có 3 phần : phần đầu chứa bóng đèn, phần thân chứa pin  và phần đuôi. Nhắc trẻ đặt pin đúng và biết vặn đuôi đèn đúng chiều

- Hỏi trẻ sử dụng đèn pin trong trường hợp nào? Cô khái quát lại: sử dụng đèn pin khi cúp điện, dùng đèn soi để tìm những vật rơi trong các góc tủ, góc giường, chỗ tối, …)

- Cho trẻ thực hiện tháo lắp pin (1-2 lần )

- Chia trẻ thành 3 nhóm, yêu cầu trẻ mỗi nhóm tháo, lắp pin trong thời gian 1 bản nhạc. Nhóm nào lắp đúng và nhanh nhất nhóm đó giành chiến thắng.

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

- Giáo dục trẻ sử dụng đèn pin đúng lúc, khi không sử dụng nên tháo pin

Hoạt động 2 : ( 3- 5 phút)

- TC: Ai tinh mắt

+ Cách chơi:  cô tạo tình huống đèn tắt và cho trẻ tìm đồ vật theo yêu cầu của cô

+ Tổ chức trẻ chơi

Kết thúc chuyển hoạt động

- Trẻ hát  và vận động  hào hứng

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe cô giới thiệu

-Trẻ gọi tên

-Trẻ trả lời theo ý hiểu

-Trẻ chú ý

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

-Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ chơi

 

  • Ngày cập nhật: 24/07/2022
  • Ngày đăng: 24/07/2022
In nội dung

Chường trình giáo dục