MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG
|
I/ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
1. Phát triển vận động
|
1.1 Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
|
Mục tiêu 1: Bắt chước một số động tác theo cô: giơ cao tay – đưa về phía trước – sang ngang.
|
Hô hấp: Tập hít , thở
+ Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau
+ Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang hai bên
+ Chân: dang sang 2 bên, ngồi xuống, đứng lên
|
1.2 Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu
|
Mục tiêu 2: Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi theo đường thẳng (ở trên sàn) hoặc cầm đồ vật nhỏ trên hai tay và đi hết đoạn đường 1,8 -2m
|
Tập đi, chạy:
+ Đi theo hướng thẳng
+ Đi trong đường hẹp
+ Đi bước qua vật cản
- Tập bước, lên xuống bậc thang
|
Mục tiêu 3: Trẻ phối hợp vận động tay-mắt: biết lăn – bắt bóng với cô
|
Tập tung, ném
+ Ngồi lăn bóng
+ Đứng ném, lăn bóng, tung bóng
|
Mục tiêu 4: Trẻ phối hợp được tay, chân, cơ thể trong khi bò, trườn chui qua vòng, qua vật cản
|
Tập bò, trườn
+ Bò, trườn tới đích
+ Bò chui (dưới dây/gậy kê cao).
|
Mục tiêu 5: Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa bằng một tay lên phía trước được khoảng 1,2 m; đá bóng lăn xa lên trước tối thiểu 1,5 m
|
+ Ném bóng về phía trước
+ Ném bóng qua dây
|
1.3 Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay
|
Mục tiêu 6: Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay
|
- Co, duỗi ngón tay, đan ngón tay.
- Xâu, luồn
|
Mục tiêu 7: Tháo lắp, lồng được 3-4 tròn, xếp chồng được 2- 3 khối trụ
|
+ Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật
+ Đóng mở nắp có ren
+ Tháo lắp, lồng hộp tròn, vuông
+ Xếp chồng 4-5 khối
+ Vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay.
|
2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
|
2.1 Thực hiện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
|
Mục tiêu 8: Thích nghi với chế độ ăn cơm nát, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau
|
Làm quen với chế độ ăn cơm nát và các loại thức ăn khác nhau
|
Mục tiêu 9: Trẻ ngủ một giấc buổi trưa
|
Làm quen chế độ ngủ một giấc
|
Mục tiêu 10: Biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh
|
Tập một số thói quen vệ sinh tốt:
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
+ Gọi cô khi bị ướt, bị bẩn
|
2.2 Có một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe
|
Mục tiêu 11: Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước).
|
Tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc.
- Tập ngồi vào bàn ăn
- Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ,vệ sinh.
- Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh
- Làm quen với rửa tay, lau mặt.
|
2.3 Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
|
Mục tiêu 12: Trẻ biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun... ) khi được nhắc nhở
|
Nhận biết một số vật dụng nguy hiêm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần
|
Mục tiêu 13: Trẻ biết và tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ diện, leo trèo lên bàn ghế...) khi được nhắc nhở
|
Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh
|
II/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
|
Mục tiêu 14: Trẻ sờ nắn, nhìn, nghe...để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng
|
+ Tìm đồ vật vừa mới cất giấu
+ Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh
+ Sờ nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh
+ Ngửi mùi của một số hoa, quả quen thuộc, gâng gũi
+ Nếm vị của một số thức ăn, quả
|
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi
|
Mục tiêu 15: Trẻ chơi bắt chước hành động đơn giản của người thân
|
+ Chơi mô phỏng, bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi
+ Tên, đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
+ Đồ dùng đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp
|
Mục tiêu 16: Trẻ chỉ vào hoặc nói tên một vài bộ phận cơ thể của người một số bộ khi được hỏi
|
+ Tên một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân
|
Mục tiêu 17: Chỉ / lấy nói tên đồ dùng, đồ, hoa, quả, con vật quen thuộc theo yêu cầu
|
+ Tên và một vài đặc điểm nổi bật của con vật, quả quen thuộc
+ Tên, đặc điểm nổi bật của đồ dùng đồ chơi quen thuộc
+ Tên của PTGT gần gũi
|
Mục tiêu 18: Trẻ chỉ hoặc lấy được đồ chơi có màu đổ hoặc xanh theo yêu cầu hoặc gợi ý của người lớn
|
+ Nhận biết-phân biệt 2 màu: Màu đỏ, xanh
+ Kích thước (to-nhỏ)
|
III/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
1. Nghe hiểu lời nói
|
Mục tiêu 19: Trẻ thực hiện các yêu cầu đơn giản: đi đến đây, đi rửa tay
|
+ Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau
+ Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc
+ Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói
+ Lắng nghe khi người lớn đọc sách
|
Mục tiêu 20: Hiểu được từ “không”: Dừng hành động khi nghe “không” được lấy”; “không được sờ”
|
+ Nghe các câu hỏi: “ở đâu?”; “con gì?”; “thế nào?”; “cái gì?”; “làm gì?”
|
Mục tiêu 21: Trẻ trả lời được các câu hỏi đơn giản “Ai đây ?”; “Con gì đây? ”; “Cái gì đây ?”
|
+ Nghe các bài hát,bài thơ, đồng dao, ca dao, truyện kể đơn giản theo tranh
|
2. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu
|
Mục tiêu 22: Nhắc lại được từ ngữ và câu ngắn: con vịt, vịt bơi, bé đi chơi...
|
+ Phát âm các âm khác nhau
|
Mục tiêu 23: Trẻ đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bài thơ quen thuộc
|
+ Đọc theo, đọc tiếp cùng cô tiếng cuố của câu thơ
|
3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
|
|
Mục tiêu 24: Nói được câu đơn 2 – 3 tiếng: con đi chơi; bóng đá; mẹ đi làm...
|
+ Gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi
|
Mục tiêu 25: Chủ động nói nhu cầu, mong muốn của bản thân (Cháu uống nước, cháu muốn...)
|
+ Thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản
+ Trả lời và đặt câu hỏi: “con gì?”; “cái gì?”; “làm gì?”
|
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ
|
1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân
|
Mục tiêu 26: Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (Chỉ vào hình ảnh của mình trong gương khi được hỏi)
|
+ Nhận biết tên gọi, hình ảnh bản thân
|
2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
|
Mục tiêu 27: - Trẻ biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với những người gần gũi
|
- Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên
|
Mục tiêu 28: Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi của mình với người xung quanh
|
- Biểu lộ cảm xúc khác nhau với những người xung quanh.
- Giao tiếp với cô và bạn
|
Mục tiêu 29: Thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật
|
- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Quan tâm đến các vật nuôi.
|
3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản
|
Mục tiêu 30: Trẻ biết chào, tạm biệt khi được nhắc nhở
|
- Thực hiện một số hành vi giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, “ạ”
|
Mục tiêu 31: - Bắt chước được một vài hành vi xã hội (Bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện thoại...)
- Làm theo một số yêu cầu của người lớn
|
- Bắt chước một số hành vi xã hội đơn giản: Chơi bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện thoại…
|
Mục tiêu 32: Trẻ biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác
|
Chơi thân thiện với bạn: Chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn
|
Mục tiêu 33: Trẻ thực hiện một số yêu cầu cửa ngườ lớn
|
Để đồ chơi vào nơi quy định
|
Mục tiêu 34: Thích nghe hát và vận động theo nhạc (Dậm chân, lắc lư, vô tay…)
|
Nghe hát, nghe nhạc nghe âm thanh của các nhạc cụ
Hát theo và tập vận động đơn giản theo nhạc
|
Mục tiêu 35: Thích ve, xem tranh
|
- Tập cầm bút vẽ
- Xem tranh
|